Người Buôn Gió - Nguyễn Xuân Phúc, một thủ tướng đáng thương
Đăng bởi Hai Hoang Van on Thứ Tư, ngày 06 tháng 7 năm 2016 | 6.7.16
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Trong các đời thủ tướng gần đây, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là người đáng thương nhất.
Dễ dàng nhìn thấy, Phúc không có được cái uy của mình để điều hành chính phủ. Không phải là do Phúc mới nhậm chức, mà bởi bản thân Phúc không tạo được cho mình dược bản sắc.
Nhưng cũng chính vì vậy mà Phúc được Trọng , Quang, Huynh... chọn làm thủ tướng. Một thủ tướng không có uy, không có lực tất sẽ chỉ biết trông chờ vào ý kiến của tập thể Bộ Chính Trị. Mà bộ chính trị thì nằm trong tay của ba kẻ đầu sỏ Trọng, Quang, Huynh đứng đầu. Đây cũng là ba kẻ có thâm niên trong Bộ Chính Trị nhất và giữ chức vụ chủ chốt nhất.
Ngay sau khi nhậm chức thủ tướng vào tháng 6 năm 2006, với thế lực mạnh nổi lên, Nguyễn Tấn Dũng đã chọn Phúc về làm chủ nhiệm văn phòng chính phủ. Cùng lúc ấy Nguyễn Phú Trọng bước chân vào nhóm tứ trụ nhưng giữ một chức yếu nhất là chủ tịch quốc hội.
Đương kim tổng bí thư bấy giờ là Nông Đức Mạnh, một kẻ háo sắc, bất tài, vô dụng. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhạt nhoà với những phát biểu ngô nghê.
Dũng nhờ thế nổi bật lên và tạo được thế lực cho mình trong nhóm tứ trụ. Trong lúc bắt đầu hoàng kim của đời mình, Dũng chọn Phúc làm người quản gia.
Con đường đưa Phúc từ một quan chức thường thường bậc trung ở tỉnh lẻ ra trung ương do một tay Thân Đức Nam dẫn lối bằng cách rải tiền, con đường đưa Phúc sau đó lên chức thủ tướng ngày nay do Nguyễn Phú Trọng sắp đặt.
Nguyễn Phú Trọng là kẻ thâm hiểm và lão luyện trong nghề chính trị cộng sản. Trọng âm thầm nín lặng trong nhiệm kỳ làm chủ tịch quốc hội với vẻ ôn hoà, vô hại. Trong thời gian Trọng làm chủ tịch quốc hội, Trọng rất hạn chế đưa ra những phát ngôn gây chú ý. Trọng đóng giả ông giáo làng, hiền lành, nhu mỳ và trong sạch để nín thở qua kỳ thứ nhất để đến đại hội 11 được bầu làm tổng bí thư.
Lúc này bộ mặt ông giáo hiền lành của Trọng lập tức được gỡ phắt xuống. Trọng kích động tâm lý vùng miền, gây dố kỵ và ghen tức để chia rẽ thế lực của Dũng. Trọng liên kết với Sang đã là chủ tịch nước để tạo thành hai gọng kìm đảng và nhà nước cùng đánh phá Dũng. Trong thế trận liên minh này Trọng và Sang đã tìm được hai kẻ đắc lực là Trần Đại Quang và Nguyễn Xuân Phúc.
Kẻ phản bội Nguyễn Xuân Phúc được hứa chức thủ tướng, đã ôm những tài liệu trong văn phòng chính phủ dâng cho Trọng, Sang. Giúp cho Trọng, Sang có căn cứ để triệt hạ được Nguyễn Tấn Dũng.
Ở đại hội 12, Trọng đã đích thân giới thiệu Phúc làm thủ tướng. Còn Sang giới thiệu Quang làm chủ tịch nước. Hai kẻ có công đã được trọng thưởng, chỉ buồn cho Nguyễn Bá Thanh không còn sống để làm chủ tịch quốc hội.
Quang đi lên chủ tịch nước bằng thành tích đàn áp tôn giáo ở Tây Nguyên và Nam Bộ và qua mặt được Nguyễn Văn Hưởng để triệt tiêu nhóm lợi ích như Bầu Kiên. Vả lại trong thời buổi các hội đoàn mọc lên như nấm, người có kinh nghiệm đối phó với làn sóng dân chủ như Quang trông coi mảng nhà nước để kiềm chế bên trong, đối phó bên ngoài là lựa chọn xứng đáng của đảng cộng sản.
Phúc không được như thế, ông ta đi lên nhờ đồng hương Thân Đức Nam lo lót tiền và sự nhẫn nhục của một kẻ đầy tớ. Cuối cùng sự phản bội của ông ta đã được trả công bằng cái ghế thủ tướng.
Nhưng thật đáng thương, cái ghế ấy bây giờ ngồi không dễ dàng như trước kia.
Cái ghế thủ tướng đã bị bọn Trọng và Quang xâu xé làm giảm quyền lực. Nhiều quyết định trước kia từ cái ghế này nay, đã phải để cho Trọng núp sau danh nghĩa tập thể Bộ Chính Trị quyết định. Những gì êm ái , được tiếng bọn Trọng và Quang đều dành lấy cả. Chỉ có những món nợ chất chồng, kinh tế sa sút đình trệ, ngân sách cạn kiệt là phần của Nguyễn Xuân Phúc phải lo. Từ những khó khăn này, buộc Phúc phải tính đến phương án huy động lấy vàng từ trong nhân dân để làm nguồn vốn cho chính phủ. Hoạt động nổi bật của Phúc mà khiến nhân dân và dư luận chú ý nhất từ lúc làm thủ tướng đến nay là việc dự tính lấy vàng trong dân và việc nhanh chóng cầm 500 triệu usd bồi thường của Formosa.
Những mảng quan trọng là công an, quân đội, tuyên truyền, ngoại giao, thanh tra, toà án , viện kểm sát... Phúc đều không nắm được hoặc không đủ uy để sai khiến những kẻ đứng đầu các mảng này theo ý của mình. Về mảng kinh tế, Phúc phải chia quyền kiểm soát với Vương Đình Huệ. Ở các địa phương, Phúc chẳng hề có chút uy lực để chỉ đạo.
Tình trạng Việt Nam bây na ná như cách đây gần 40 năm trước, thời mà thủ tướng tức chủ tịch hội đồng bộ trưởng Phạm Văn Đồng làm bù nhìn. Quyền lực rơi vào tay Lê Duẩn và Lê Đức Thọ thao túng. Đấy cũng là thời kỳ đen tối và khốn khổ nhất của nhân dân Việt Nam.
Ngày nay cặp Quang, Trọng và Phúc cũng tạo thành một ê kíp như vậy. Duẩn là kẻ tham quyền cố vị đến lúc chết, giống như Trọng bây giờ. Thọ là một tên đồ tể khát máu của Đảng sát cánh với Duần như Trần Đại Quang và Nguyễn Phú Trọng bây giờ. Cuộc phát động làm trong sach đảng mà Trọng, Quang làm ngày nay cũng mang mầu sắc của cuộc thanh trừng nội bộ khi xưa mà Duần và Thọ đã làm. Và cũng y như Duẩn, Thọ chọn Đồng làm bù nhìn. Quang và Trọng cũng làm tương tự như vậy khi chọn Phúc.
Đáng thương cho Nguyễn Xuân Phúc làm kẻ bù nhìn lãnh hậu quả, phải xử lý nềnkinh tế đất nước đang thảm hại. Nhưng đáng thương hơn cho cả dân tộc Việt Nam đang trở lại một thời kỳ chính trị hà khắc và đen tối như cách đây đã 40 năm. Mặc dù thời nay có công nghệ thông tin và có quan hệ quốc tế trợ giúp cho người dân lên tiếng, nhưng nếu nhìn kỹ một loạt các sự kiện gần đây sẽ thấy bọn Trọng, Quang, Huynh đang triển khai những biện pháp để trấn áp dư luận, bịt miệng người dân ý đồ đưa đất nước trở lại cảnh cuồng tín cộng sản độc tôn như thời Duẩn, Thọ.
Bây giờ Phúc phải chịu tiếng cướp vàng của dân và bán rẻ tính mạng nhân dân để cầm lấy món tiền bèo bọt 500 triệu usd. Tất cả tai tiếng Phúc phải chịu hết, trong khi bọn đàn anh Trọng, Quang thì nhởn nhơ nhìn. Chỉ để đổi lại Phúc được Trọng cho bọn bồi bút dưới quyền của Trương Minh Tuấn khen ngợi, bơm kích đểu Phúc là người tài năng, đảm lược, trong sạch này nọ để trả công.
Nếu trong một hay hai năm nữa, Nguyễn Xuân Phúc không thoát được cảnh làm tôi tớ cho bọn Trọng, Quang. Để vượt lên chứng tỏ bản lĩnh cá nhân của mình, có lẽ Phúc nên chuyển sang giữ chức nào đó để khỏi thành tội đồ trong lịch sử chịu tội thay người khác. Phúc nên nhớ bài học về Nguyễn Sinh Hùng, một phó thủ tướng chuyên trách và đầy kinh nghiệm về kinh tế, tại sao Nguyễn Sinh Hùng bỗng ngoặt sang ngang làm chủ tịch quốc hội nhàn nhã đến cuối đời.
Người Buôn Gió
(FB Người Buôn Gió)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét