Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2016
CSVN buộc ngư dân Việt đi tị nạn môi trường
CSVN buộc ngư dân Việt đi tị nạn môi trường
Đăng bởi Trung Lập on Chủ Nhật, ngày 10 tháng 7 năm 2016 | 10.7.16
Trong một gặp gỡ giới truyền thông hôm 8-7, nhiều ngư dân Quảng Trị bày tỏ chưa quan tâm, mặn mà với đề án xuất cảng lao động, chuyển đổi ngành nghề mà nhà cầm quyền CSVN đề ra.
Ngư dân Quảng Trị buồn rầu vì không thể ra khơi gần 3 tháng nay (Ảnh: L.Khê)
Hôm 5-7, tại buổi họp báo, ông Phạm Viết Hương, phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước nói rằng có khoảng 260,000 người bị ảnh hưởng bởi chuyện Formosa đã hủy diệt môi trường biển, trong đó 100,000 người bị ảnh hưởng trực tiếp. Hướng giải quyết là ngoài thị trường xuất cảng lao động nghề cá gần bờ ở Hàn Quốc, còn có hai chương trình khác được đánh giá là khá tiềm năng, phù hợp và có chi phí rẻ hơn so với thị trường Hàn Quốc. Đó là chương trình tàu cá gần bờ Đài Loan, và chương trình đánh bắt cá gần bờ của Thái Lan.
Điều đó có nghĩa là biển Việt Nam đã chết, ngư dân miền Trung buộc phải tha hương kiếm cơm ở xứ người. Nói cách khác, đây chính là việc tị nạn môi trường. Trước tiên là sẽ có 100,000 lao động phải cấp thiết tị nạn ngay. Nguy hại hơn là Việt Nam đang vắng mặt sự hiện diện của 100,000 ngư dân, đã góp phần bảo vệ chủ quyền trên biển, đảo của Việt Nam.
Ngư dân Trần Đình Phước (khu phố 8, thị trấn Cửa Việt, Gio Linh) cho hay, gần 3 tháng nay anh neo con tàu làm nghề giã cào nằm bờ, vừa xót xa vừa buồn. Theo anh Phước, việc đi xuất cảng lao động đối với anh là không thể, vì hiện anh có 2 đứa con thơ dại, vợ thường xuyên ốm đau cần được chăm sóc. “Tôi mong được hỗ trợ vay vốn đóng tàu lớn hơn để vươn khơi ngoài 20 hải lý, chứ còn đi xuất cảng lao động mấy năm liền thì vợ con ở nhà ai lo khi trái gió trở trời. Hơn nữa giờ tôi ôm cục nợ 500 triệu đồng tiền mua tàu rồi thì lấy tiền đâu mà đi xuất cảng lao động” – anh Phước nói.
Ngư dân Chu Văn Thanh ở xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh, nói dân xã Kỳ Lợi hàng trăm năm nay làm nghề đi biển. Là xã bãi ngang, ngư dân còn khó khăn nên chỉ đầu tư được tàu đánh bắt gần bờ, chủ yếu thu các loại cá mu, cá trích và câu mực. Bây giờ vùng biển ven bờ bị ô nhiễm nặng nề, không đánh bắt được hải sản, ngư dân gặp rất nhiều khó khăn. Ông Thanh nói: “Tôi thấy có gì đó chưa ổn lắm, vì không phải ai cũng đi xuất cảng lao động được. Ở Kỳ Lợi ngư dân tuổi trên 40 như tôi nhiều lắm, nhưng nói hỗ trợ đi xuất cảng lao động chắc chẳng ai nhận nữa. Kể cả những người còn trẻ nằm trong độ tuổi có thể đi xuất cảng lao động thì thời gian làm thủ tục hồ sơ, học hành cả năm trời mới đi được, trong quãng thời gian đó lấy chi sống đây, chưa kể họ đang phải nuôi vợ con nữa”.
Theo ông Thanh, ngư dân cần được vay tiền, hỗ trợ lãi suất đóng tàu lớn hơn để vươn khơi đánh bắt xa bờ. Không có gì ngoài việc ra khơi bám biển- đây mới là kế sách lâu dài của ngư dân.
Vì sao nhà cầm quyền CSVN lại buộc người dân phải đi xuất cảng lao động? Trung Cộng đang xua tàu cá từ Nam Hải xuống biển Đông. Ngư dân Việt lại bị buộc phải mang thân làm mướn cho tàu cá Hàn Quốc, Đài Loan…CSVN coi như nhường hẳn những ngư trường Việt Nam để tàu cá Trung Cộng mặc sức tự tung, tự tác.
Vũ Minh Ngọc
(SBTN)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét