Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

oachim Gauk và Martin Patzelt, những người Đức nhân ái


oachim Gauk và Martin Patzelt, những người Đức nhân ái
Reply
democracy
24.3.16
Xuân Thọ (DL)


Trước ngày diễn ra vụ án blogger Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm), truyền thông mạng đã ào ào đưa tin ông Martin Patzelt, cựu thị trưởng thành phố Frankfurt/Oder, nghị sỹ quốc hội Đức sẽ sang Việt Nam tham dự phiên tòa xử công khai này. Trước đó mấy tuần, ông đã gửi thư cho Tòa án Nhân dânTối cao, Viện kiểm sát ở Hà Nội cũng như Đại sứ Việt Nam tại CHLB Đức, đề nghị cho ông được dự phiên tòa này. Ông đã đứng ra bảo trợ anh Nguyễn Hữu Vinh từ năm ngoái, khi chị Minh Hạnh, vợ anh Vinh sang Đức để báo cáo với quốc hội Đức về trường hợp chồng mình.

Ông Martin Patzelt đưa hộ chiếu ngoại giao ra đề nghị cho vào dự phiên tòa xử anh Vinh và chị Thúy ngày hôm nay 23.3.16, nhưng cảnh sat từ chối (nguồn: Blog Martin-patzelt.de)
Thấy không có hồi âm từ phía Việt Nam, năm ngày trước khi phiên tòa khai mạc, ngày 18.3.16, ông Patzelt đã tự mua vé sang Việt Nam để quyết tham dự bằng được phiên tòa mà ông cho là bất công, bất chính này. Ngay khi đến Việt Nam, ông đã nhờ đại sứ quán Đức tiếp tục hỏi giấy mời dự phiên tòa cho ông, nhưng phía Việt Nam không trả lời. Trong buổi ra mắt cuốn sách Anh Ba Sàm hôm 22.3 tại Hà Nội, ông Patzelt tuyên bố „ Nếu không cho ông vào dự phiên tòa, ông sẽ đứng bên ngoài để xem sao“.
Ông đã đến phòng xử án từ sáng sớm hôm nay 23.2, nhưng đành phải đứng bên ngoài cho đến lúc phiên tòa kết thúc. Ông đã chứng kiến tất thảy những gì xảy ra bên ngoài một phiên xử công khai tại Việt Nam.
Cũng thời gian này tổng thống Đức Joachim Gauk đi thăm Trung Quốc. Chuyến đi của ông Gauk chủ yếu nhằm khuyến khích mở rộng quan hệ thương mại giữa hai cuờng quốc kinh tế. Do vậy đi theo ông Gauk cũng có một số đại diện của nền kinh tế đứng thứ 4 thế giới này. Ông Gauk hầu như đã coi nhẹ nhiệm vụ đươc (các) Đảng và Nhà nước Đức giao phó là khuyến mãi cho hàng công nghiệp Made in Germany, mà lại coi trọng việc khuyến khích tuổi trẻ Trung Hoa hướng tới dân chủ và nhân quyền. Ông đã dành phần lớn buổi nói chuyện với sinh viên Thượng Hải để nói về những đau khổ của người dân Đông Đức dưới thời CHDC Đức (DDR). Đài RFI đánh giá buổi nói chuyện của Joachim Gauk là „can đảm.“
Cả hai ông Gauk và Patzelt đều sinh ra và lớn lên tại CHDC Đức, được giáo dục dưới mái trường XHCN và hai ông không phải là những người chịu đau khổ gì dưới chế độ đó. Nhưng vì có ý thức chính trị lành mạnh nên hai ông đã đứng về phía lẽ phải, đã có những hành động phê phán chính quyền (ông Gauk khi là còn là mục sư mục Tin Lành) hoặc đòi hỏi cải cách (ông Patzelt vào cuối những năm 80).
Cả hai ông già Đông Đức này đã ủng hộ phong trào giúp đỡ người tỵ nạn Trung Đông hiện tại. Ông Patzelt còn nhận nuôi hai cháu tỵ nạn trong nhà mình.
Khi hành động như trên ở ngoại quốc, cả hai ông đã chấp nhận những khó chịu từ phía nước chủ nhà, điều mà các chính khách luôn phải tránh. Nhưng, là những chính khách có trách nhiệm họ vẫn phải làm.
Ông Patzelt cất công đi Việt Nam không phải vì hy vọng sự có mặt của ông sẽ buộc tòa giảm tội cho Anh Bà Sàm và chị Thúy.
Ông đã có quá nhiều kinh nghiệm với chế độ Đông Đức.
Ông đứng cả buổi ở phố Hai Bà Trưng vì ông không muốn bỏ rơi những người mà ông khâm phục. Họ cần biết rằng, bên ngoài vẫn có người như ông nghĩ đến họ. Đối với nguời tù, với người mất tự do, đó là nguồn cổ vũ lớn nhất.
Ông Gauk và ông Patzelt là những người Đức tử tế, có lòng nhân ái.
________________________
DIỄN TUỒNG XÉT XỬ BLOGGER NGUYÊN HỮU VINH - QUỐC TẾ BỊ GIỄU CỢT
Đại sứ quán Mỹ, Đức, Thụy Điển, Nghị sĩ Martin Patzelt hôm nay được chứng kiến một phiên tòa hài hước. Bao nhiêu nỗ lực quốc tế như lên tiếng kêu gọi thả tự do, gặp gỡ gia đình của blogger Anh Ba Sàm, hay dự buổi lễ ra sách nói về ông, đặc biệt đến tham dự phiên tòa của các nhân viên ngoại giao quốc tế dường như đều trở nên vô hiệu trước cổng sắt của nhà cầm quyền và màn kịch kệch cỡm được tái diễn. Với sự giảo hoạt của mình nhà cầm quyền tưởng đã thắng nhưng những nỗ lực ngoại giao quý báu là một chiến thắng của tình liên đới trong một xã hội nhân bản.
Ngoài việc đây là phiên tòa "công khai" mà bất kì công dân nào cũng đều được tham gia. Các viên chức ngoại quốc này còn có tư cách nhân viên ngoại giao quốc tế và có quyền dự khán phiên tòa. Tuy nhiên, chỉ cần một chiêu "không có giấy triệu tập" là những lợi thế ngoại giao lập tức trở nên yếu thế. Đừng bàn đến các Công Ước Quốc Tế Về Quyền Dân Sự Và Chính Trị hay Tuyên Ngôn Nhân Quyền Phổ Quát nhé, ở Việt Nam "Phép vua thua lệ làng" mà.
Các nhân vật quốc tế "ảo tưởng" khi tưởng mình có thể ung dung vào xem ông Nguyễn Hữu Vinh ghê gớm thế nào. Xí. sai nhé. Chuyện đó là của tòa. Các ông có giỏi thì vượt qua hàng rào an ninh mật vụ "đông như quân Nguyên" không? Sao các đại diện đại sứ quán không nói lý lẽ với công an để được vào trong phiên tòa? có chứ. Nhưng tiếng nó của con người tiến bộ thì làm gì mấy chú ở trong rừng có thể hiểu. Lại thua vì công an Việt Nam bất chấp chuẩn mực quốc tế.
Hơn 200 dân oan và bao nhiêu nhà hoạt động dân chủ nhân quyền với đủ thứ băng rôn đòi "công lý cho Nguyễn Hữu Vinh" "trả tự do cho người vô tội" chỉ có thể vang được một phạm vi nhỏ thôi. Người dân đã được tập cho thờ ơ vô cảm. Cũng đơn giản bởi vì họ suốt ngày nghe loa phóng thanh rêu rao này nọ. Nghe nhé, một bảo vệ đứng gác cổng tại Tòa án Nhân dân Hà Nội nói với phóng viên GNsP đang có mặt tại Hà Nội: “Hôm nay xử một vụ rất là phức tạp. Đó, cái lũ ủng hộ phức tạp đang đứng ở bên kia đường đầy kia kìa. Cái lũ đó yêu cầu trả tự do cho ai đó đó…”
Đấy thấy chưa. Facebook tràn ngập thông tin vụ xét xử nhưng làm sao tới tai những "con người định hướng XHCN" được. Hài quá.
Thật ra, hài hước hơn cả việc nhân viên ngoại giao các nước dân chủ Phương Tây phải hít bụi ngoài đường, thì màn kịch trong phiên tòa mới thực sự lý thú. Tôi cá là với lý lẽ của 8 luật sư, cũng như của vị blogger nổi tiếng Anh Ba Sàm cũng chỉ là "đàn gảy tai trâu". Luật sư sẽ vặn lại những luận chứng thiếu thuyết phục của Viện Kiểm Sát, nhưng họ lại nhầm, búa tòa sẽ gõ và nói đại loại như "tòa bác bỏ những luận chứng của luật sư", "vụ án đúng người đúng tội". Đừng cãi vô ích: tao là luật mà lị. Bản án sẽ tuyên theo hướng có lợi nhất theo đúng chỉ thị của cấp trên. Đằng nào thì ông Vinh cũng bị gán là "phản động" cả thôi.
Chưa hết đâu, bắt giữ các ứng cử viên tự do vào quốc hội như tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà hoạt động Nguyễn Đình Hà, nhà báo Đoan Trang và các dân oan là một màn trong vở kịch nhằm kẽo dãn dư luận và đồng thời nhổ toẹt vào cộng đồng quốc tế: "Chúng tôi cực lực lên án hành động can thiệp công việc nội bộ của Việt Nam.", một luận điệu nhàm chán
Theo dõi các phiên tòa xử tội danh chính trị, hài lắm. Cười ra nước mắt cho Việt Nam tôi. Nhưng nhìn lại thì chính khi mà nhà cầm quyền tưởng là chiến thắng thì lại là lúc thất bại nặng nề nhất trước mắt nhân loại tiến bộ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét