VNTB - Dân không cần thứ "con dại cái mang" đó!
Đinh Liên (VNTB) Dân không cần thứ "con dại cái mang" đó. Cái tư tưởng đó là cái tư tưởng chụp giựt trách nhiệm, là tư tưởng trách nhiệm tập thể khiến bao nhiêu năm qua, những sai lầm trong quyết định và điều hành chính sách, gây ra sự hao phí ngân sách người dân phải è lưng ra để gánh chịu.
Ông Nguyễn Đình Quyền trả lời báo chí sáng 8-6. Ảnh: Phan Anh
7,2 tỉ đồng bồi thường cho ông Nguyễn Thanh Chấn phải lấy từ ngân sách – tức là tiền của dân ra bồi thường. Ông UB Tư Pháp Quốc Hội Nguyễn Đình Quyền cho đó là nguyên lý, bởi trong vụ việc này, theo ông là rất khó chứng minh được "lỗi cố ý" - một trong những lỗi có thể khiến cho cơ quan pháp luật, cá nhân liên đới phải bồi thường nếu để xảy ra sai phạm dẫn đến tình trạng oan sai.
Ông ra đời nguyên lý rất lạ, "Nếu có quy định công chức đứng ra bồi thường cho người bị xử oan sẽ dẫn đến hiện tượng chùn tay khi xử, dễ bỏ lọt tội phạm.".
Tại sao khi trách nhiệm gắn liền với trách nhiệm của đội ngũ công chức trong điều tra xử lý vụ oán lại dễ bỏ lọt tội phạm? Nếu bản thân áp phạt bồi thường oan sai vào trong trách nhiệm thực thi pháp luật có thể xảy ra điều đó thì tại sao không có cơ chế ngăn chặn bằng việc, công chức nào để xảy ra sai phạm trong việc để xảy ra oán an sai, thì phải bị bỏ tù. Bởi "tính du di, chùn tay" là sự khống chế giữa cấp dưới với cấp trên về mặt lợi quyền khi xử lý vụ án, nếu áp dụng tính răn đe cá nhân càng cao, thì tính trách nhiệm công chức càng lớn, buộc phải xử lý án vụ cẩn thận, trách nhiệm hơn. Nói rõ hơn, phải cho đội ngũ cán bộ trong điều tra, xử lý vụ án phải nhận thức được rõ ràng về trách nhiệm là sẽ đi tù nếu xảy ra sai phạm, hoặc làm sai luật.
Ông khẳng định rằng, "muốn nhà nước không phải lấy ngân sách bồi thường thì phải chấn chỉnh lại toàn bộ bộ máy nhà nước. Từ đào tạo tuyển dụng, bổ nhiệm, kỷ luật xử lý... nhà nước phải chấn chỉnh lại toàn bộ.".
Thực tế, đó là cái cốt lõi, nhưng khi chưa làm được điều đó về mặt nhân sự, thì cần phải phải có cơ chế ngăn chặn cái sai trong quá trình "nhân sự" làm việc, đó chính là bổ sung quyền im lặng, giám sát bằng camera, ghi âm, và tăng cường vai trò pháp lý của Luật sư vào trong luật. Chỉ khi có sự giám sát và đảm bảo về mặt thực thi pháp luật ngay trong "khu vực lấy lời khai" thì khi đó, sẽ loại bỏ tối đa việc các các "ông tướng" vì muốn phá án nhanh nên "đi tắt đón đầu" trong điều tra vụ án bằng nhục hình, bức cung – một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra oan sai? Công khai minh bạch ở đó, "kiểm soát quyền lực" ở đó, tại sao đến nay vẫn "du di, dùng dằng" không chịu làm?
Chẳng phải chính ông, trong buổi thảo luận Bộ luật Tố tụng hình sự sửa đổi đã từng nhấn mạnh rằng: "Chủ thuyết đầu tiên và quan trọng nhất là thể chế hóa; thể hiện chính sách hình sự dân chủ hóa hơn nữa, đảm bảo hơn nữa quyền con người, quyền công dân; tăng cường kiểm soát quyền lực trong quá trình thi hành tố tụng; khắc phục những bất cập hiện hành."
Vấn đề là các ông lãnh đạo có chịu làm hay là không? Hay vẫn mang nặng tư tưởng thành tích "cơ quan điều tra giỏi nhất thế giới" mà kiên trì với đường lối "Trách nhiệm là của toàn dân"? Nói thẳng ra, nói như thế, thì không khác gì việc thể chế dung dưỡng cho quan điểm "dân là vịt, lấy vịt nuôi chim ưng có gì là lạ?"
Tin liên quan: "Con dại cái mang. Và người dân phải chịu tiền bồi thường" - Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp QH Nguyễn Đình Quyền nói về vụ bồi thường 7,2 tỉ đồng cho ông Nguyễn Thanh Chấn.
Bên lề Quốc hội sáng 8-6, ông Nguyễn Đình Quyền, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, đã có cuộc trao đổi với báo chí về vụ ông Nguyễn Thanh Chấn (54 tuổi, trú tại Thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang; người bị tù oan hơn 10 năm) được tòa án bồi thường 7,2 tỉ đồng.
Ông Quyền cho biết Nhà nước phải đứng ra bồi thường thiệt hại, đó là nguyên lý. Vấn đề là thời gian qua việc bồi thường thiệt hại trong thời gian qua là rất chậm. Do cơ chế, việc bồi thường do chính những người làm oan đi bồi thường thì mặc dù có chấn chỉnh nhưng tính cố chấp của các cơ quan quyền lực khi làm sai là cố tình dây dưa, trì hoãn gây khó khăn. "Rõ ràng là có nguyên nhân về mô hình bồi thường bồi thường oan sai và đã đến lúc phải thay đổi mô hình, giao cho một cơ quan làm công khai minh bạch hơn. Chẳng hạn là giao cho Bộ Tư pháp là cơ quan không tiến hành tố tụng nhưng là cơ quan thay mặt Nhà nước. Vì đằng nào tòa án, viện kiểm sát hay thi hành thì đều là ngân sách nhà nước thì há chi là giao cho một cơ quan khác trong bồi thường oan sai đó" - ông Quyền nói.
- Phóng viên: Tại sao lại lấy tiền thuế của dân để bồi thường, thưa ông?
+ Ông Nguyễn Đình Quyền: Ở nhiều nước pháp luật quy định là nếu chứng minh rằng công chức mẫn cán thì Nhà nước vẫn bồi thường. Đặc biệt là công chức tư pháp được loại trừ hoàn toàn khỏi trách nhiệm bồi thường về vật chất, để không bị sức ép gì khi thực hiện công vụ. Tuy nhiên, tại sao lại bồi thường rất ít ? Ở đây nó liên quan đến công tác cán bộ, công tác bộ nhiệm, tuyển dụng, xử lý kiểm tra thanh tra cán bộ. Hơn nữa, giữa việc bồi thường này với công tác cán bộ của chúng ta có liên quan rất mật thiết. Nếu chúng ta còn làm kiểu lỏng lẻo trong công tác cán bộ, giữa hiệp thương, giữa quy hoạch, tuyển dụng, luân chuyển.. ngay cả hiệp thương vẫn để lọt những người không xứng đáng vào bộ máy nhà nước thì tất cả những công tác yếu kém đó nhà nước phải chịu. Con dại cái mang. Và người dân phải chịu.
- Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình giải trình là do chưa phát hiện được lỗi cố ý nên vẫn lấy tiền nhà nước để bồi thường?
+ Giữa lỗi cố ý và lỗi vô ý trong tố tụng là rất khó phân biệt, bởi vì luôn luôn người ta đổ vào năng lực hạn chế. Năng lực hạn chế cho nên là vật chứng nọ chứng cứ kia người ta để ngoại. Nhưng mà cái đó có thực sự là năng lực hạn chế hay do tinh thần trách nhiệm hay do cố ý thì chứng minh rất là khó. Trừ trường hợp bắt quả tang anh có đi đêm ngầm với đương sự. Ngay cả lỗi cố ý đi chăng nữa thì việc bồi hoàn của cán bộ viên chức đối với mức độ bồi hoàn là rất nhỏ. Việc bồi hoàn đó theo trách nhiệm vật chất thì rất nhỏ. Việc bồi hoàn đó vẫn phải đảm bảo cho công chức đó vẫn còn sống được thì có đến hàng trăm năm việc bồi hoàn đó cũng chả thấm gì so với ngân sách nhà nước phải bỏ ra.
- Thưa ông, nhà nước cứ lấy tiền ngân sách ra bồi thường thì cán bộ vẫn còn để oan sai?
+ Về nguyên tắc thì nhà nước vẫn phải bồi thường và người bị oan phải được bảo đảm. Còn nếu muốn nhà nước không phải lấy ngân sách bồi thường thì phải chấn chỉnh lại toàn bộ bộ máy nhà nước. Từ đào tạo tuyển dụng, bổ nhiệm, kỷ luật xử lý... nhà nước phải chấn chỉnh lại toàn bộ. Tại sao ở các nước việc bồi hoàn đó rất là ít. Là vì công tác cán bộ tuyển dụng chặt chẽ và tuyển dụng được người xứng đáng vào vị trí công tác đó.
Quan hệ giữa công chức và nhà nước, không phải là quan hệ dân sự để bồi thường tay đôi. Đó là quan hệ giữa một bên thực hiện công quyền của nhà nước và một bên là tổ chức cá nhân, đó là quan hệ hành chính nhà nước giữa thực hiện công vụ và người có quyền lợi liên quan chứ không phải là quan hệ dân sự giữa hai bên khi anh làm sai mà tôi phải bồi thường lợi ích cho anh. Đó là về mặt lý luận, đó là hai quan niệm khác nhau. Không bao giờ có việc bồi thường tay đôi giữa công chức nhà nước với người bị oan sai cả
- Vụ ông Nguyễn Thanh Chấn đã có cán bộ bị tạm giam, tạm giữ. Sau này có bồi hoàn?
+ Có! Nếu đó là lỗi cố ý. Ngay cả lỗi cố ý thì cũng phải nghiên cứu là có nên nghiên cứu lỗi cố ý không. Lỗi cố ý là học ở các nước, cố ý thì mới bồi thường còn nếu mẫn cán thì không. Nhưng riêng ở Việt Nam thì phải nghiên cứu xem có tiếp tục cái đó không.
- Như vậy, Nhà nước phải bỏ ra 7,2 tỉ bồi thường trong bối cảnh kinh tế khó khăn?
+ Tôi nói rồi, mọi thứ phải trên cơ sở luật định. Luật thì cũng phải dựa trên những nguyên lý về tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước. Không có nước nào là công chức đứng ra bồi hoàn thiệt hại cho người bị oan sai cả.
- Nếu quy định người làm oan sai thì sợ là sẽ bỏ lọt tội phạm?
+ Khi thực hiện Nghị quyết 388 về bồi thường cho người bị oan sai thì cũng có ý kiến là cơ quan pháp luật sẽ chùn tay vì sợ sẽ bồi hoàn. Nhưng trên thực tế chưa ai phải bồi hoàn cả. Vì chứng minh được lỗi cố ý là rất khó.
Theo Phan Anh (Người Lao Động)
Ông ra đời nguyên lý rất lạ, "Nếu có quy định công chức đứng ra bồi thường cho người bị xử oan sẽ dẫn đến hiện tượng chùn tay khi xử, dễ bỏ lọt tội phạm.".
Tại sao khi trách nhiệm gắn liền với trách nhiệm của đội ngũ công chức trong điều tra xử lý vụ oán lại dễ bỏ lọt tội phạm? Nếu bản thân áp phạt bồi thường oan sai vào trong trách nhiệm thực thi pháp luật có thể xảy ra điều đó thì tại sao không có cơ chế ngăn chặn bằng việc, công chức nào để xảy ra sai phạm trong việc để xảy ra oán an sai, thì phải bị bỏ tù. Bởi "tính du di, chùn tay" là sự khống chế giữa cấp dưới với cấp trên về mặt lợi quyền khi xử lý vụ án, nếu áp dụng tính răn đe cá nhân càng cao, thì tính trách nhiệm công chức càng lớn, buộc phải xử lý án vụ cẩn thận, trách nhiệm hơn. Nói rõ hơn, phải cho đội ngũ cán bộ trong điều tra, xử lý vụ án phải nhận thức được rõ ràng về trách nhiệm là sẽ đi tù nếu xảy ra sai phạm, hoặc làm sai luật.
Ông khẳng định rằng, "muốn nhà nước không phải lấy ngân sách bồi thường thì phải chấn chỉnh lại toàn bộ bộ máy nhà nước. Từ đào tạo tuyển dụng, bổ nhiệm, kỷ luật xử lý... nhà nước phải chấn chỉnh lại toàn bộ.".
Thực tế, đó là cái cốt lõi, nhưng khi chưa làm được điều đó về mặt nhân sự, thì cần phải phải có cơ chế ngăn chặn cái sai trong quá trình "nhân sự" làm việc, đó chính là bổ sung quyền im lặng, giám sát bằng camera, ghi âm, và tăng cường vai trò pháp lý của Luật sư vào trong luật. Chỉ khi có sự giám sát và đảm bảo về mặt thực thi pháp luật ngay trong "khu vực lấy lời khai" thì khi đó, sẽ loại bỏ tối đa việc các các "ông tướng" vì muốn phá án nhanh nên "đi tắt đón đầu" trong điều tra vụ án bằng nhục hình, bức cung – một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra oan sai? Công khai minh bạch ở đó, "kiểm soát quyền lực" ở đó, tại sao đến nay vẫn "du di, dùng dằng" không chịu làm?
Chẳng phải chính ông, trong buổi thảo luận Bộ luật Tố tụng hình sự sửa đổi đã từng nhấn mạnh rằng: "Chủ thuyết đầu tiên và quan trọng nhất là thể chế hóa; thể hiện chính sách hình sự dân chủ hóa hơn nữa, đảm bảo hơn nữa quyền con người, quyền công dân; tăng cường kiểm soát quyền lực trong quá trình thi hành tố tụng; khắc phục những bất cập hiện hành."
Vấn đề là các ông lãnh đạo có chịu làm hay là không? Hay vẫn mang nặng tư tưởng thành tích "cơ quan điều tra giỏi nhất thế giới" mà kiên trì với đường lối "Trách nhiệm là của toàn dân"? Nói thẳng ra, nói như thế, thì không khác gì việc thể chế dung dưỡng cho quan điểm "dân là vịt, lấy vịt nuôi chim ưng có gì là lạ?"
Tin liên quan: "Con dại cái mang. Và người dân phải chịu tiền bồi thường" - Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp QH Nguyễn Đình Quyền nói về vụ bồi thường 7,2 tỉ đồng cho ông Nguyễn Thanh Chấn.
Bên lề Quốc hội sáng 8-6, ông Nguyễn Đình Quyền, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, đã có cuộc trao đổi với báo chí về vụ ông Nguyễn Thanh Chấn (54 tuổi, trú tại Thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang; người bị tù oan hơn 10 năm) được tòa án bồi thường 7,2 tỉ đồng.
Ông Quyền cho biết Nhà nước phải đứng ra bồi thường thiệt hại, đó là nguyên lý. Vấn đề là thời gian qua việc bồi thường thiệt hại trong thời gian qua là rất chậm. Do cơ chế, việc bồi thường do chính những người làm oan đi bồi thường thì mặc dù có chấn chỉnh nhưng tính cố chấp của các cơ quan quyền lực khi làm sai là cố tình dây dưa, trì hoãn gây khó khăn. "Rõ ràng là có nguyên nhân về mô hình bồi thường bồi thường oan sai và đã đến lúc phải thay đổi mô hình, giao cho một cơ quan làm công khai minh bạch hơn. Chẳng hạn là giao cho Bộ Tư pháp là cơ quan không tiến hành tố tụng nhưng là cơ quan thay mặt Nhà nước. Vì đằng nào tòa án, viện kiểm sát hay thi hành thì đều là ngân sách nhà nước thì há chi là giao cho một cơ quan khác trong bồi thường oan sai đó" - ông Quyền nói.
- Phóng viên: Tại sao lại lấy tiền thuế của dân để bồi thường, thưa ông?
+ Ông Nguyễn Đình Quyền: Ở nhiều nước pháp luật quy định là nếu chứng minh rằng công chức mẫn cán thì Nhà nước vẫn bồi thường. Đặc biệt là công chức tư pháp được loại trừ hoàn toàn khỏi trách nhiệm bồi thường về vật chất, để không bị sức ép gì khi thực hiện công vụ. Tuy nhiên, tại sao lại bồi thường rất ít ? Ở đây nó liên quan đến công tác cán bộ, công tác bộ nhiệm, tuyển dụng, xử lý kiểm tra thanh tra cán bộ. Hơn nữa, giữa việc bồi thường này với công tác cán bộ của chúng ta có liên quan rất mật thiết. Nếu chúng ta còn làm kiểu lỏng lẻo trong công tác cán bộ, giữa hiệp thương, giữa quy hoạch, tuyển dụng, luân chuyển.. ngay cả hiệp thương vẫn để lọt những người không xứng đáng vào bộ máy nhà nước thì tất cả những công tác yếu kém đó nhà nước phải chịu. Con dại cái mang. Và người dân phải chịu.
- Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình giải trình là do chưa phát hiện được lỗi cố ý nên vẫn lấy tiền nhà nước để bồi thường?
+ Giữa lỗi cố ý và lỗi vô ý trong tố tụng là rất khó phân biệt, bởi vì luôn luôn người ta đổ vào năng lực hạn chế. Năng lực hạn chế cho nên là vật chứng nọ chứng cứ kia người ta để ngoại. Nhưng mà cái đó có thực sự là năng lực hạn chế hay do tinh thần trách nhiệm hay do cố ý thì chứng minh rất là khó. Trừ trường hợp bắt quả tang anh có đi đêm ngầm với đương sự. Ngay cả lỗi cố ý đi chăng nữa thì việc bồi hoàn của cán bộ viên chức đối với mức độ bồi hoàn là rất nhỏ. Việc bồi hoàn đó theo trách nhiệm vật chất thì rất nhỏ. Việc bồi hoàn đó vẫn phải đảm bảo cho công chức đó vẫn còn sống được thì có đến hàng trăm năm việc bồi hoàn đó cũng chả thấm gì so với ngân sách nhà nước phải bỏ ra.
- Thưa ông, nhà nước cứ lấy tiền ngân sách ra bồi thường thì cán bộ vẫn còn để oan sai?
+ Về nguyên tắc thì nhà nước vẫn phải bồi thường và người bị oan phải được bảo đảm. Còn nếu muốn nhà nước không phải lấy ngân sách bồi thường thì phải chấn chỉnh lại toàn bộ bộ máy nhà nước. Từ đào tạo tuyển dụng, bổ nhiệm, kỷ luật xử lý... nhà nước phải chấn chỉnh lại toàn bộ. Tại sao ở các nước việc bồi hoàn đó rất là ít. Là vì công tác cán bộ tuyển dụng chặt chẽ và tuyển dụng được người xứng đáng vào vị trí công tác đó.
Quan hệ giữa công chức và nhà nước, không phải là quan hệ dân sự để bồi thường tay đôi. Đó là quan hệ giữa một bên thực hiện công quyền của nhà nước và một bên là tổ chức cá nhân, đó là quan hệ hành chính nhà nước giữa thực hiện công vụ và người có quyền lợi liên quan chứ không phải là quan hệ dân sự giữa hai bên khi anh làm sai mà tôi phải bồi thường lợi ích cho anh. Đó là về mặt lý luận, đó là hai quan niệm khác nhau. Không bao giờ có việc bồi thường tay đôi giữa công chức nhà nước với người bị oan sai cả
- Vụ ông Nguyễn Thanh Chấn đã có cán bộ bị tạm giam, tạm giữ. Sau này có bồi hoàn?
+ Có! Nếu đó là lỗi cố ý. Ngay cả lỗi cố ý thì cũng phải nghiên cứu là có nên nghiên cứu lỗi cố ý không. Lỗi cố ý là học ở các nước, cố ý thì mới bồi thường còn nếu mẫn cán thì không. Nhưng riêng ở Việt Nam thì phải nghiên cứu xem có tiếp tục cái đó không.
- Như vậy, Nhà nước phải bỏ ra 7,2 tỉ bồi thường trong bối cảnh kinh tế khó khăn?
+ Tôi nói rồi, mọi thứ phải trên cơ sở luật định. Luật thì cũng phải dựa trên những nguyên lý về tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước. Không có nước nào là công chức đứng ra bồi hoàn thiệt hại cho người bị oan sai cả.
- Nếu quy định người làm oan sai thì sợ là sẽ bỏ lọt tội phạm?
+ Khi thực hiện Nghị quyết 388 về bồi thường cho người bị oan sai thì cũng có ý kiến là cơ quan pháp luật sẽ chùn tay vì sợ sẽ bồi hoàn. Nhưng trên thực tế chưa ai phải bồi hoàn cả. Vì chứng minh được lỗi cố ý là rất khó.
Theo Phan Anh (Người Lao Động)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét