VNTB- ‘Chỉ số nộp thuế của Việt Nam tăng 81 bậc’ có gì đáng tự hào?
Reply
‘Chỉ số nộp thuế của Việt Nam tăng 81 bậc’ có gì đáng tự hào?, news, opposite, Thiền Lâm, VNTB
9.12.17
A+A-
EMAILPRINT
Tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam tăng lên. Ảnh: Tinmoi.vn
Thiền Lâm
Cali Today
Vietnam – Cali Today News – Song trùng năm 2017 là thời gian mà “chế độ thu cùng diệt tận giai đoạn cuối” tìm cách vét đến những đồng bạc cuối cùng trong túi quần dân chúng, trang tin của chính phủ Việt Nam cùng các báo đảng đồng loạt khoe thành tích: “Chỉ số nộp thuế của Việt Nam tăng 81 bậc”.
Theo đó, “Báo cáo môi trường kinh doanh – Doing Business 2018 toàn cầu vừa được Ngân hàng Thế giới (WB) ghi nhận những nỗ lực của Việt Nam trong cải thiện thủ tục nộp thuế.
Báo cáo chỉ rõ, chỉ số nộp thuế (Paying Taxes) của Việt Nam xếp thứ 86/190 (tăng 81 bậc so với Doing Business 2017. Nếu so với các nước Asean 4 và Asean 6, Việt Nam đứng thứ 4, sau 3 nước là Singapore (xếp thứ 7), Thailand (xếp thứ 67), Malaysia (xếp thứ 73)”.
Những tiêu chí quan trọng hàng đầu để WB đánh giá về chỉ số nộp thuế là số lần nộp thuế trong năm; tổng mức thuế suất trên lợi nhuận…
Có gì đáng để tự hào cho “Chỉ số nộp thuế của Việt Nam tăng 81 bậc”?
Thuế, phí ở Việt Nam lại thuộc hàng cao nhất trong khu vực, đang bào mòn khủng khiếp sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngay một quan chức nhà nước là ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế trung ương (CIEM), cũng phải thừa nhận rằng doanh nghiệp tư nhân tại thời điểm này đang kiệt sức và phải chịu gánh nặng thuế, phí chiếm tới hơn 39% lợi nhuận, so với các nước trong khu vực chỉ thấp hơn Malaysia. Đó là chưa kể các khoản chi phí không chính thức khác cùng vô số rào cản, lực cản và lực kéo. Có thể nói rằng doanh nghiệp Việt Nam rất đơn độc không chỉ trong thị trường nội địa mà khi ra ngoài hội nhập cũng không thấy bóng dáng của nhà nước, của thể chế hỗ trợ họ.
Chưa tính những điều chỉnh có thể xảy ra trong ngắn hạn thì thuế, phí hiện nay đã là một gánh nặng đối với doanh nghiệp. Theo chính báo cáo Doing Business 2016 của Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp Việt Nam phải dành khoảng 39,4% lợi nhuận để nộp thuế. Đây là một tỉ lệ rất cao so với mức 18,4% của Singapore, 27,5% của Thái Lan, 29,7% của Indonesia…
Còn ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cũng đưa ra con số cho thấy người Việt đang gánh tỉ lệ thuế, phí trên GDP cao gấp 1,4 – 3 lần so với khu vực. Cụ thể, trung bình giai đoạn 2007-2012, tỉ lệ thuế, phí/GDP của Việt Nam là 21,6% trong khi Trung Quốc là 17,3%, Thái Lan và Myanmar 15,5%, Indonesia 12,1%…
Nếu Bộ trưởng y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đang bị dư luận xã hội cáo buộc về liên đới trách nhiệm với vụ nhập hàng triệu viên thuốc ung thư giả mà có thể đã khiến nhiều bệnh nhân ung thư phải chết đến hai lần, hậu quả mà Bộ trưởng tài chính Đinh Tiến Dũng gây ra khi đề xuất tăng thuế VAT (giá trị gia tăng) từ 10% lên 12% từ năm 2019, cùng hàng loạt sắc thuế khác, cũng có thể gây tác hại ghê gớm không kém tính độc dược của thuốc ung thư giả.
Kể từ cơn khủng hoảng giá – lương – tiền 1985, chưa bao giờ ngân sách Việt Nam lại rơi vào thảm trạng quay quắt như giờ đây. Gần đây, một nguồn giấu tên tiết lộ một sự thật chẳng mấy người muốn tin: Việt Nam vỡ nợ không còn là “nguy cơ” nữa, mà đã trở nên hiện hữu.
Mưu đồ tăng thuế VAT lại xảy ra trong bối cảnh dân tình Việt ngày càng khốn khó trong một nền kinh tế đã rơi vào thảm trạng suy thoái đến năm thứ chín liên tiếp, một xã hội bị a xít đậm đặc bởi căn bệnh tham nhũng không còn cách gì cứu chữa. Thuế chồng thuế, chồng lên đôi vai gày guộc của người nghèo. Hàng triệu bệnh nhân, vốn đã bị các bệnh viện “bóp cổ bóp họng” và “không có tiền thì chỉ có chết”, sẽ phải nuốt nước mắt vào lòng với biểu viện phí chất cao như núi…
Trong khi đó, Báo cáo Điều tra đặc điểm nông nghiệp nông thôn vừa được Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương (CIEM) công bố cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam tăng lên.
Giáo sư Finn Tarp- Giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế phát triển thế giới cho biết kết quả điều tra tại Việt Nam cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo của năm 2016 là 16,2% trong khi 2 năm trước đó con số này là 12,9%.
Tăng giá và thuế má là một trong những biểu đạt cực đoan nhất trong giai đoạn cuối của một cơ chế cưỡng bức và cưỡng đoạt. Sự tồn vong của đảng cầm quyền cũng lệ thuộc không khác hơn, nếu xét trên phương diện những thiệt hại về chính trị trên trường quốc tế và ngay trong lòng dân.
72 năm sau khi “đánh đuổi thực dân Pháp”, chính quyền “định hướng xã hội chủ nghĩa” đang biến Việt Nam và dân chúng thành một thứ thuộc địa thực dân kiểu mới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét