Thứ Năm, 14 tháng 12, 2017
Ai sẽ tiếp tục nằm trong “sổ Nam Tào” sau Đinh La Thăng?
VNTB- Ai sẽ tiếp tục nằm trong “sổ Nam Tào” sau Đinh La Thăng?
Reply
Ai sẽ tiếp tục nằm trong “sổ Nam Tào” sau Đinh La Thăng?, news, opposite, Thiền Lâm,VNTB
15.12.17
Thiền Lâm
Cali Today
Vietnam – Cali Today news – Cái tên nào sẽ tiếp tục nằm trong “sổ Nam Tào” sau Đinh La Thăng? Nguyễn Văn Bình hay Hoàng Trung Hải? Hay một quan chức nào khác?
Sau vụ cựu ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng bất ngờ bị Tổng bí thư Trọng chỉ đạo khởi tố và tống giam, có vẻ cái tên tiếp theo được dư luận đề cập nhiều nhất là Nguyễn Văn Bình – cựu thống đốc Ngân hàng nhà nước. Những cơ sở của luồng dư luận này là ông Bình đã dính líu rất sâu đến nhiều vụ thâu tóm ngân hàng, mua ngân hàng giá 0 đồng, trục lợi trong quá trình điều hành các thị trường tín dụng, ngoại tệ, vàng…; về mặt chính trị, Nguyễn Văn Bình cũng là một “cánh tay mặt” của thủ tướng đời trước là Nguyễn Tấn Dũng, mà Nguyễn Tấn Dũng lại là “hổ lớn” của Nguyễn Phú Trọng.
Một cơ sở khác không kém thuyết phục được giới quan sát và phân tích chính trị nêu ra là nếu Nguyễn Văn Bình có được tương lai bình yên thì Tổng bí thư Trọng đã không đưa Đinh La Thăng về Ban Kinh tế trung ương – nơi Nguyễn Văn Bình làm trưởng ban – mà khiến người ta không thể hiểu cách nào khác hơn là “nhốt chung quyền lực vào lồng”. Theo đó, sau khi Thăng đã “thăng” thì tiếp tới sẽ là Bình…
Tuy nhiên, một luồng dư luận khác, dường như sâu sát và bám sát các tin tức từ nội bộ đảng, lại nghiêng về khả năng cái tên tiếp ngay sau Đinh La Thăng sẽ là Vũ Huy Hoàng – cựu bộ trưởng công thương.
Vì sao lại là Vũ Huy Hoàng?
Trong suốt một thời gian dài dưới thời chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Vũ Huy Hoàng phụ trách Bộ Công thương – cơ quan chủ quản của Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN).
Cũng vào thời gian trên, Đinh La Thăng phụ trách PVN, còn Trịnh Xuân Thanh là tổng giám đốc một công ty thành viên của PVN là PVC.
Tuy chưa công bố chính thức, nhưng tình trạng hàng loạt quan chức dầu khí bị bắt trong năm 2017 đã cho thấy PVN chính là một đại án mà Tổng bí thư Trọng muốn nhắm đến.
Cho tới nay, đã hình thành một trục trong đại án trên: Trịnh Xuân Thanh – Vũ Huy Hoàng – Đinh La Thăng. Điểm cuối của trục này có thể là Nguyễn Tấn Dũng.
Nhưng tạm gác lại câu chuyện Trịnh Xuân Thanh làm lỗ hơn 3.200 tỷ đồng hay chuyện Đinh La Thăng “cố ý làm trái” vụ PVN gửi 800 tỷ đồng vào Ngân hàng Đại Dương để số tiền này không cánh mà bay, còn có một vụ việc khác mà theo một luồng dư luận có thể nắm được tin tức nội bộ, thì vụ việc này có quy mô và tính chất tham nhũng kinh khủng hơn gấp nhiều lần:
Những năm từ 2006-2011, giá dầu thế giới tăng từ 50 đôla lên xấp xỉ 145 đôla một thùng, mỗi năm Việt Nam xuất bán khoảng 20 triệu tấn, tiền lãi ngoài hạch toán lên tới 7-9 tỷ đôla. Số tiền này nằm tại tài khoản của PVN. Nếu báo lãi ngoài hạch toán, tức là lãi không do tác động của sản xuất hay quản lý, PVN buộc phải nộp hết về cho ngân sách. Nhà nước có thể giàu có hơn, nhưng cá nhân chẳng ai được gì. Bằng kỹ thuật sổ sách kế toán, có thể làm biến mất các con số lãi một cách không khó khăn, vì không xuất hiện chi phí. Người “phát minh” ra số tiền này là ông Vũ Huy Hoàng. Còn phát hiện ra Đinh La Thăng là thủ tướng khi đó là Nguyễn Tấn Dũng, bởi Thăng từng là kế toán trưởng một công ty lớn và đồng thời là một tổng giám đốc tinh thông luồng lạch quy trình của sản xuất và vòng khép kín của đồng tiền.
Chu trình ăn cắp tiền được tổ chức thực hiện như sau: Tập đoàn Dầu khí trình thủ tướng chính phủ duyệt cho phép đầu tư hàng loạt dự án ngoài ngành. Tập Đoàn lập hàng loạt Ban Quản lý dự án tương ứng. Tập Đoàn thành lập Tổng công ty xây lắp Dầu khí làm đầu mối duy nhất nhận và giao các công ty trực thuộc và thầu phụ các dự án xây dựng. Tập đoàn giải ngân cho các Ban Quản lý. Các Ban Quản lý giản ngân cho Tổng Công ty Xây Lắp (PVC). Tổng công ty xây lắp tạm ứng vốn và thanh quyết toán với các công ty con và các thầu phụ. Tiền đi ra từ tài khoản sang tài khoản, nhưng đến cấp công ty con và thầu phụ, thì thành quỹ lương và các khoản được chi bằng tiền mặt. Bằng mọi thủ đoạn, lập công ty ma, lập chứng từ khống, lập quyết toán khống, lập báo cáo trượt giá v.v… tiền quay về cho PVC là tiền mặt hoặc được phép thanh toán bằng tiền mặt. Mà tiền mặt thì đi đâu, về đâu, không để lại dấu vết.
Như vậy, tất cả các đầu mối phát ra của đồng tiền là các Ban quản lý Dự án. Đầu mối nhận tiền khai triển dự án duy nhất là Tổng Công ty Xây lắp PVC của Trịnh Xuân Thanh. Tiền từ PVC giải tỏa xuống cho các công ty thi công và các thầu phụ, sẽ được quyết toán sau đó với chỉ một mình PVC. PVC là nơi nhận tiền phát xuống từ trên và nhận tiền quay trở lại từ bên dưới. Trịnh Xuân Thanh vì thế nắm được mọi thứ tiền xuất phát từ các quyết định của Đinh La Thăng, và là người chia tiền từ các khoản nộp lại từ bên dưới. Trịnh Xuân Thanh biết tất cả, nắm và chứng kiến tất cả.
Hồi tháng 3/2017, ông Xuân Thanh Thanh có một thư tố cáo làm dân mạng xôn xao: “Chỉ tính trong 10 năm ông Nguyễn-Tấn-Dũng làm thủ tướng, mỗi năm Việt-Nam xuất bán 20 triệu tấn dầu thô! Với lượng dầu thô ăn cắp khoảng 30% tức là khoảng 6 triệu tấn/năm! Mỗi tấn tính rẻ 600 đô, như vậy là băng đảng ông Nguyễn-Tấn-Dũng và Đinh-La-Thăng đã ăn gọn là 10 x 6 x 600 =36 tỷ đô-la” (ông Trịnh quên Bộ chủ quản của ông Thăng là ông Vũ Huy Hoàng. Ông Thăng có chủ quyền độc lập, nhưng mọi khoản di chuyển trên hạn ngạch, phải báo cáo và được đồng ý của Bộ chủ quản).
Luồng dư luận trên cũng dự báo rằng trong năm 2018, chỉ quanh vụ việc tại Tập đoàn Dầu khí, sẽ có thêm ít nhất 3 vụ xử tiếp: vụ Đinh La Thăng, vụ Vũ Huy Hoàng và vụ Nguyễn Tấn Dũng.
Vào tháng 5/2017, dư luận chợt ồn ào vì vụ cựu bộ trưởng công thương Vũ Huy Hoàng “xin vào khu cách ly sân bay quốc tế Nội Bài” nhưng không được. Khi đó, rất nhiều dư luận cho rằng ông Hoàng có kế hoạch tiếp bước Trịnh Xuân Thanh “ra đi tìm đường cứu nước”.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét