Chủ Nhật, 10 tháng 12, 2017
Về ông Đinh La Thăng: Vài nhẽ cần minh định
Nguyễn Tiến Tường - Về ông Đinh La Thăng: Vài nhẽ cần minh định
Đăng bởi Tiểu Nhi on Monday, December 11, 2017 | 11.12.17
Sự dấn thân hành động, niềm hào sảng cá nhân của ông Thăng, từng gieo một niềm tin về thế hệ lãnh đạo “biết đủ”, biết vì nhân dân khi đã dư thừa vật chất. Chủ thuyết ấy cũng rất mơ hồ. Nhất là nhìn vào sự bành trướng gia tộc của “cấp trên” ông Thăng mà nếu không có sự biến này, chưa biết đất nước sẽ về đâu ngoài những tuyên bố hùng hồn thuần chất ru ngủ.
Macallan 30 là loại rượu ông Thăng hay uống, mỗi chai vài chục triệu (*). Ở HN còn có giai thoại về người nhập rượu và xì gà cho quan chức. Riêng ông Thăng, mỗi ba tháng lại đặt hàng vài trăm triệu. Ảnh minh họa.
Dẫu nhiên, ông không dùng một mình. Có nhiều người chịu ơn mưa móc của ông. Hoặc mưu lợi, hoặc tình cảm. Với tư cách con người, ông là một người hào sảng.
Cái khó của dư luận là nhìn ông ở góc độ nào, con người hay lãnh đạo? Vì dẫu sao những gì ông có được để vung vít, rõ ràng là quốc khố, là của nhân dân. Và thường thì, một vài người cùng hưởng đặc ân, số đông còn lại là bên chịu thiệt.
Về mặt con người, ông Thăng cũng chịu những mất mát lớn. Một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, một đứa con bệnh trầm kha. Dù là một chính trị gia lừng lẫy, giai nhân tài tử vây quanh, cũng không thể khỏa lấp được nỗi đau buồn ấy. Khơi gợi nỗi đau lớn của một người ngã ngựa, là rất phi nhân.
Một cách công bình, thời đoạn ông Thăng làm bí thư SG, là một thời đoạn sôi nổi. Cả một thành phố sục sôi thay đổi qua niềm cảm hứng rắn rỏi của một cá nhân. Tiếc là quá ngắn.
Sự dấn thân hành động, niềm hào sảng cá nhân của ông Thăng, từng gieo một niềm tin về thế hệ lãnh đạo “biết đủ”, biết vì nhân dân khi đã dư thừa vật chất. Chủ thuyết ấy cũng rất mơ hồ. Nhất là nhìn vào sự bành trướng gia tộc của “cấp trên” ông Thăng mà nếu không có sự biến này, chưa biết đất nước sẽ về đâu ngoài những tuyên bố hùng hồn thuần chất ru ngủ.
Từ phía công cuộc chống tham nhũng, từ ông Thăng và có thể là domino làm dân tình hể hả. Nhưng đó cũng chỉ là cảm thán tức thời.
Vì nếu nhìn sâu, cuộc trừng phạt này nằm cả trong tay một cá nhân. Nhân danh hoặc ủy thác, nó đều mang tính ngắn hạn. Một khi người đốt lò không còn, chẳng có gì đảm bảo sự nhiễu nhương không lặp lại. Bất kỳ chính thể nào ủy thác vào một cá nhân, đều thể hiện sự hỗn mang và bệ rạc.
Nếu sự trừng phạt không nằm trong luật lệ của chính thể. Thì dân tình chỉ vui với sự sụp đổ của một triều đại tàn khốc và không thể biết được sau đó sẽ ra sao.
Nếu không có sự căn cơ của chính thể. Thì con người, cảm xúc và số phận… tất cả đều ngắn hạn !
Rằng hay thì thật là hay…
Nguyễn Tiến Tường
(FB Nguyễn Tiến Tường)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét