VNTB- Hậu đối thoại nhân quyền EU – VN: Quốc hội EU cứng rắn với EVFTA!
Reply
Hậu đối thoại nhân quyền EU – VN: Quốc hội EU cứng rắn với EVFTA!, news, opposite,Thiền Lâm, VNTB
16.12.17
Nhà hoạt động môi trường Nguyễn Văn Hóa (BBG photo)
Thiền Lâm
Cali Today
Vietnam – Cali Today News – Chưa đầy nửa tháng sau cuộc đối thoại nhân quyền giữa Liên minh châu Âu (EU) với Việt Nam vào ngày 1/12/2017 tại Hà Nội, Quốc hội châu Âu đã tỏ thái độ cứng rắn hẳn lên với Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – châu Âu (EVFTA) và đặt giới chóp bu Việt Nam vào thế ngày càng khó mơ tưởng đến hiệp định này.
Ngày 14/12/2017 – có thể xem là thời điểm ngay sau khi kết thúc Đối thoại nhân quyền EU – Việt Nam với kết quả tồi tệ, Quốc hội Liên minh Châu Âu đã thông qua một nghị quyết khẩn cấp, được thông qua bởi đa số các nghị sĩ trong phiên họp toàn thể nghị viện ở thành phố Strasbourg, lên án chính phủ Việt Nam về các hành động đàn áp tự do thông tin, và yêu cầu Việt Nam phải trả tự do cho toàn bộ các nhà báo công dân.
Nghị quyết của Quốc hội Liên minh Châu Âu bày tỏ quan ngại về sự gia tăng những vụ bắt bớ và kết án những nhà báo công dân thời gian qua ở Việt Nam. Nghị quyết cho rằng những hành động sách nhiễu về thể xác và tâm lý cũng như các biện pháp giám sát ngang nhiên và xách nhiễu các luật sư, người thân và người chủ công ty của các bloggers đã vẽ lên một bức tranh đáng lên án ở Việt Nam.
Nghị quyết cũng kêu gọi Việt Nam ngay lập tức phải trả tự do vô điều kiện cho nhà báo công dân Nguyễn Văn Hóa người vừa bị kết án tù 7 năm hôm 27/11 vừa qua với cáo buộc tội tuyên truyền chống nhà nước theo điều 88 Bộ Luật hình sự.
Quốc hội Liên minh châu Âu thúc giục Việt Nam phải sửa đổi các điều 88 và 79 trong Bộ Luật hình sự vốn bị coi là vi phạm nhân quyền.
VOA cho biết Julie Majerczak, Trưởng văn phòng Brussels của tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) nói “Chúng tôi hoan nghênh hành động của các thành viên Nghị viện Châu Âu”, và “Trong năm qua, chính quyền Hà Nội đã tiến hành hình sự hóa một cách có hệ thống quyền tự do cung cấp thông tin. Ít nhất 25 blogger đã bị bắt hoặc trục xuất khỏi đất nước của họ.”
Daniel Bastard, trưởng văn phòng khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của RSF, nói thêm: “Sau sự lên án này của Nghị viện Châu Âu, chúng tôi kêu gọi EU hãy đặt điều kiện phê chuẩn hiệp định thương mại tự do với Việt Nam dựa trên những cam kết vững chắc về quyền tự do cung cấp thông tin. Chính phủ Việt Nam cần phải hiểu rằng họ đang hoàn toàn bị mất uy tín trên trường quốc tế vì cuộc trấn áp này. Và cuối cùng họ sẽ bị trừng phạt vì điều này”…
Đáng chú ý, văn bản của Quốc hội EU thể hiện bằng hình thức “nghị quyết khẩn cấp”, tức ở cấp độ quan trọng về quyết tâm cho những yêu cầu và đòi hỏi đối với chính quyền Việt Nam. Đây là lần thứ hai trong hai năm liên tiếp, Quốc hội EU ban hành nghị quết về nhân quyền Việt Nam.
Vào tháng 6/2016, Nghị viện châu Âu đã tung ra một bản nghị quyết về vấn đề nhân quyền Việt Nam, mang số hiệu 2016/2755 (RSP). Khác với bản nghị quyết gần nhất về nhân quyền cũng của tổ chức này vào năm 2009 được coi là khá mềm mỏng, bản nghị quyết năm 2016 được một số nhà đấu tranh đánh giá có tính cách như một bản cáo trạng, lời lẽ đanh thép và đề cập đến hầu hết các vấn nạn nhân quyền bị xâm hại ở Việt Nam như tự do tôn giáo, tự do báo chí, tự do biểu tình, tự do hội họp…, và về nhiều người bất đồng bị chính quyền bắt giam.
Cũng từ tháng 6/2016, đã xuất hiện những dấu hiệu cho thấy người Mỹ tập trung “đối tác quân sự” với Việt Nam trên căn bản vấn đề Biển Đông, còn nhân quyền được Mỹ “chuyển giao” cho nghị viện châu Âu để tiến hành thường xuyên những cuộc đối thoại nhân quyền với chính quyền Việt Nam, và hơn thế nữa là hỗ trợ Xã hội dân sự ở Việt Nam.
Nhưng ngay trước Đối thoại nhân quyền EU – Việt Nam vào ngày 1/12/2017, trang Chinhphu.vn của Việt Nam đã thản nhiên đưa tin: “Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, việc chỉnh sửa các nội dung hợp tác kinh tế chỉ nên liên quan tới các vấn đề về PCA chứ không nên đưa các lĩnh vực khác như nhân quyền vào EVFTA”. Khó có thể hiểu khác hơn, đó là một cách nói vỗ mặt thẳng thừng của quan chức Việt Nam đối với Tây Âu mà nhiều khả năng xuất phát từ tâm lý giới lãnh đạo Việt Nam đánh giá vai trò lẫn bản lĩnh của EU là thấp hơn hẳn Hoa Kỳ trong cơ chế và các kỳ đối thoại nhân quyền với Việt Nam, do đó dễ “ăn hiếp” hơn.
Kết quả hầu như là con số 0 của Đối thoại nhân quyền EU – Việt Nam cùng bản nghị quyết đầy sắc thái cứng rắn của Quốc hội EU đã cho thấy châu Âu không còn chấp nhận tư thế dễ bị “ăn hiếp” bởi giới chóp bu Việt Nam quá quen mặc cả nhân quyền đổi lấy lợi ích thương mại, đồng thời dựng lên một bức tường đủ cao trước Hà Nội nếu muốn đạt được EVFTA.
Sau khi TPP đổ vỡ lần đầu vào đầu năm 2017 do Mỹ chính thức rút khỏi hiệp định này, chính thể Việt Nam chỉ còn EVFTA là hiệp định thương mại mang lại lợi lộc nhiều nhất ứng với đà xuất siêu của Việt Nam sang châu Âu lên đến 25 tỷ USD mỗi năm – gần bằng giá trị nhập siêu lên đến 30 tỷ USD hàng năm (chỉ tính theo đường chính ngạch, chưa kể khoảng 20 tỷ USD nhập siêu theo đường tiểu ngạch) của Việt Nam từ Trung Quốc.
EVFTA, mặc dù đã được hoàn tất đàm phán từ cuối năm 2015, nhưng còn phải trải qua thủ tục ký và bỏ phiếu, phê chuẩn ở nghị viện các nước châu Âu. Có đến 27 nước như vậy, mà chỉ cần một nước không đồng ý thì EVFTA coi như không thành và Việt Nam cũng “mất cả chì lẫn chài”.
Ngay trước mắt, Đức là nước đang sẵn sàng bỏ phiếu chống đối với EVFTA. Nguồn cơn của động thái này là vụ “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh”, dẫn đến việc Đức tạm thời đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam và huỷ luôn cả một hiệp định giữa hai nước về miễn visa cho cán bộ Việt Nam đi công tác ở Đức.
Mới đây, một phái đoàn quân sự Việt Nam khi làm thủ tục sang Đức để “trao đổi chuyên môn”, đã bị hủy cuộc gặp này do “không làm kịp visa”.
Daniel Bastard, trưởng văn phòng khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của RSF, nói thêm: “Sau sự lên án này của Nghị viện Châu Âu, chúng tôi kêu gọi EU hãy đặt điều kiện phê chuẩn hiệp định thương mại tự do với Việt Nam dựa trên những cam kết vững chắc về quyền tự do cung cấp thông tin. Chính phủ Việt Nam cần phải hiểu rằng họ đang hoàn toàn bị mất uy tín trên trường quốc tế vì cuộc trấn áp này. Và cuối cùng họ sẽ bị trừng phạt vì điều này”…
Đáng chú ý, văn bản của Quốc hội EU thể hiện bằng hình thức “nghị quyết khẩn cấp”, tức ở cấp độ quan trọng về quyết tâm cho những yêu cầu và đòi hỏi đối với chính quyền Việt Nam. Đây là lần thứ hai trong hai năm liên tiếp, Quốc hội EU ban hành nghị quết về nhân quyền Việt Nam.
Vào tháng 6/2016, Nghị viện châu Âu đã tung ra một bản nghị quyết về vấn đề nhân quyền Việt Nam, mang số hiệu 2016/2755 (RSP). Khác với bản nghị quyết gần nhất về nhân quyền cũng của tổ chức này vào năm 2009 được coi là khá mềm mỏng, bản nghị quyết năm 2016 được một số nhà đấu tranh đánh giá có tính cách như một bản cáo trạng, lời lẽ đanh thép và đề cập đến hầu hết các vấn nạn nhân quyền bị xâm hại ở Việt Nam như tự do tôn giáo, tự do báo chí, tự do biểu tình, tự do hội họp…, và về nhiều người bất đồng bị chính quyền bắt giam.
Cũng từ tháng 6/2016, đã xuất hiện những dấu hiệu cho thấy người Mỹ tập trung “đối tác quân sự” với Việt Nam trên căn bản vấn đề Biển Đông, còn nhân quyền được Mỹ “chuyển giao” cho nghị viện châu Âu để tiến hành thường xuyên những cuộc đối thoại nhân quyền với chính quyền Việt Nam, và hơn thế nữa là hỗ trợ Xã hội dân sự ở Việt Nam.
Nhưng ngay trước Đối thoại nhân quyền EU – Việt Nam vào ngày 1/12/2017, trang Chinhphu.vn của Việt Nam đã thản nhiên đưa tin: “Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, việc chỉnh sửa các nội dung hợp tác kinh tế chỉ nên liên quan tới các vấn đề về PCA chứ không nên đưa các lĩnh vực khác như nhân quyền vào EVFTA”. Khó có thể hiểu khác hơn, đó là một cách nói vỗ mặt thẳng thừng của quan chức Việt Nam đối với Tây Âu mà nhiều khả năng xuất phát từ tâm lý giới lãnh đạo Việt Nam đánh giá vai trò lẫn bản lĩnh của EU là thấp hơn hẳn Hoa Kỳ trong cơ chế và các kỳ đối thoại nhân quyền với Việt Nam, do đó dễ “ăn hiếp” hơn.
Kết quả hầu như là con số 0 của Đối thoại nhân quyền EU – Việt Nam cùng bản nghị quyết đầy sắc thái cứng rắn của Quốc hội EU đã cho thấy châu Âu không còn chấp nhận tư thế dễ bị “ăn hiếp” bởi giới chóp bu Việt Nam quá quen mặc cả nhân quyền đổi lấy lợi ích thương mại, đồng thời dựng lên một bức tường đủ cao trước Hà Nội nếu muốn đạt được EVFTA.
Sau khi TPP đổ vỡ lần đầu vào đầu năm 2017 do Mỹ chính thức rút khỏi hiệp định này, chính thể Việt Nam chỉ còn EVFTA là hiệp định thương mại mang lại lợi lộc nhiều nhất ứng với đà xuất siêu của Việt Nam sang châu Âu lên đến 25 tỷ USD mỗi năm – gần bằng giá trị nhập siêu lên đến 30 tỷ USD hàng năm (chỉ tính theo đường chính ngạch, chưa kể khoảng 20 tỷ USD nhập siêu theo đường tiểu ngạch) của Việt Nam từ Trung Quốc.
EVFTA, mặc dù đã được hoàn tất đàm phán từ cuối năm 2015, nhưng còn phải trải qua thủ tục ký và bỏ phiếu, phê chuẩn ở nghị viện các nước châu Âu. Có đến 27 nước như vậy, mà chỉ cần một nước không đồng ý thì EVFTA coi như không thành và Việt Nam cũng “mất cả chì lẫn chài”.
Ngay trước mắt, Đức là nước đang sẵn sàng bỏ phiếu chống đối với EVFTA. Nguồn cơn của động thái này là vụ “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh”, dẫn đến việc Đức tạm thời đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam và huỷ luôn cả một hiệp định giữa hai nước về miễn visa cho cán bộ Việt Nam đi công tác ở Đức.
Mới đây, một phái đoàn quân sự Việt Nam khi làm thủ tục sang Đức để “trao đổi chuyên môn”, đã bị hủy cuộc gặp này do “không làm kịp visa”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét