Thứ Tư, 13 tháng 12, 2017

Chuyện tháng mười hai: Rầm rập Kiên Giang (Về đám tang thân mẫu cựu TTg)


Chuyện tháng mười hai: Rầm rập Kiên Giang (Về đám tang thân mẫu cựu TTg)

Đăng bởi Tiểu Nhi on Wednesday, December 13, 2017 | 13.12.17


Ngày 3/12/2017 bỗng dưng từng đoàn, từng đoàn xe sang biển số lạ chen nhau giành đường đổ xô về thị xã Rạch Giá/ tỉnh Kiên Giang.



Quang cảnh tang lễ Cụ bà Nguyễn Thị Hường, mẹ của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng qua đời.

Sân bay nhỏ bé ở Rạch Giá vốn dĩ trầm lắng thế mà bị tiếng động cơ máy bay gào rú liên tục.

Có chuyện gì đại sự lớn lao xảy ra ở xứ này chăng?

Không, cũng rất bình thường.

Cụ bà Nguyễn Thị Hường ( bà con vẫn gọi thân mật là dì Mười Hường), mẹ của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng qua đời. Cụ hưởng thọ 92 tuổi.

Những năm gần đây cụ yếu, năm này lại còn yếu hơn...Nhưng cũng may là ngừoi con trai trưởng có thời gian chăm sóc mẹ nhiều hơn.

Cụ ra đi cũng là theo quy luật chung của cuộc đời, sinh-lão- bệnh- tử.

Nhà Thủ tướng phát tang làm lễ cho mẹ.

Nghĩa tử là nghĩa tận. Xin chân thành Phân ưu cùng gia đình Thủ tướng !

Giả sử ông Ba Dũng còn tại vị hoặc còn chấp chính ở một cương vị nào đó chắc tang lễ còn long trọng lắm, còn to lắm.

Nếu đọc báo chí chính thống hay truyền thông mạng thì ngừoi ta có cảm giác rất sai. Truyền thông chính thống không hề đưa một dòng tin nào, dù chỉ là chia buồn. Đọc báo chỉ thấy nói đến chống "nhóm lợi ích tham nhũng", " đốt lò", " củi khô, củi ướt, củi tươi"...

Trang mạng thì có đưa tin, nhưng nghèo nàn và bình luận vớ vẩn, nào là Hà Nội chả ngó ngàng gì, thảm cảnh...

Thực sự thì từng đoàn, từng đoàn đổ về rất đông để chia sẻ với gia đình Thủ tướng nguyễn Tấn Dũng. Tuy nhiên không một ai dám đưa tin hay bài ảnh.

Chỉ có trang Phật giáo Kiên Giang thì vô tư hơn, là trang duy nhất đưa cái tin này khá chi tiết và đưa nhiều hình ảnh của tang gia lên mạng Internet.

Ông Nguyễn Tấn Dũng có thời gian làm việc ở Hà Nội khoảng 20 năm, từ thứ trưởng công an cho đến chức Thủ tướng chính phủ và là người có nhiệm kỳ ở Bộ chính trị lâu năm nhất. Vì thế có một việc cá nhân trọng đại nhất trong cuộc đời mà không ai đến chia sẻ thì là điều phi lý.

Dù công việc quốc gia ở Hà Nội bề bộn, nhưng ngừoi ta thấy có cả Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, phó thủ tướng Trương Hoà Bình dẫn đầu đến viếng. Còn đại diện ban ngành thì đủ hết, nào bên Ban chấp hành TƯ đảng, các ban ngành trung ương, rồi đông đủ đoàn của các tỉnh...

Đông đến nỗi " cháy " phòng nghỉ tại các khách sạn Kiên Giang.

Mẹ già ốm. Ông Dũng có thời gian chăm mẹ. Tuy ở Kiên Giang với mẹ già nhưng tâm trí ông vẫn hướng về Hà Nội, nơi mà ông từng ở 20 năm. Người ta ít nhắc đến tên ông, hình như ông nhanh chóng bị lãng quên. Nhưng ngược lại các đệ tử của ông trùng trùng điệp điệp ở các ban ngành, bộ ngành thì được "trưng" ra hàng ngày, nó có vẻ như một câu ngạn ngữ của Tây: Mọi ngả đường đều dẫn tới thành Rôm.

Ngoại hình mà nói thì ông Dũng khoẻ, rất khoẻ vì ông đang "ráng làm một ngừời tử tế", như lời hứa của ông với các đồng chí lúc chia tay. Nhưng sức chịu đựng của con ngừoi chắc cũng có giới hạn... chữ tử tế chắc cũng thế thôi.

Nay nhà có việc riêng, việc lớn. Ông và gia quyến chủ trì, không phiền nhiễu đến ai, dù ban ngành hay đoàn thể. Chia buồn hay tâm sự chỉ là nỗi niềm cá nhân. Ông có dịp gặp lại các đồng chí của mình, các cá nhân từng chịu nhiều ân sủng khi ông cầm quyền ở Hà Nội.


Nghĩa tử là nghĩa tận. Ai đến cũng là quý. Nhưng quý hơn là ngừoi đã thụ lộc từ ông. Họ có thể nhỏ to chia sẻ mất mát với Thủ tướng, họ có thể nói rõ thêm hướng tới cho Thủ tướng...

Thủ tướng tuy buồn việc nhà, nhưng được an ủi vì các đồng chí từ trung ương đến các địa phương đã không quên ông.

Đồng chí vẫn còn trùng trùng điệp điệp.

Hà Nội tuy xa Kiên Giang hàng ngàn cây số. Cứ nghĩ rằng chuyện nhà của một quan chức đã nghỉ hưu nhỏ nhặt, ít ai để ý. Vì không có một dòng tin đưa, dù là cáo phó.

Nhầm to!

Một tuần sau người ta cho bắt ngay đồng chí Đinh La Thăng.


Dan Choa

(FB Dan Choa)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét