Thứ Sáu, 1 tháng 12, 2017

Anh Quốc kêu gọi thả ngay Mẹ Nấm


Anh Quốc kêu gọi thả ngay Mẹ Nấm






Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (phải) tại phiên tòa ở Khánh Hòa hôm 30/11, một ngày trước khi có Đối thoại Nhân quyền hàng năm giữa Việt Nam và EU ở Hà Nội.

Đại sứ Anh, ông Giles Lever vừa bày tỏ sự thất vọng của chính phủ Anh trước tin toà án tại Việt Nam giữ nguyên án tù 10 năm trong phiên phúc thẩm blogger Mẹ Nấm.

Trong tuyên bố gửi cho báo chí hôm 1/12/2017, một ngày sau khi bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Mẹ Nấm, bị bác đơn kháng cáo, ông Lever viết:

"Chính phủ Anh vô cùng thất vọng về việc đơn kháng cáo của cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, blogger Mẹ Nấm, đã bị bác bỏ và bản án 10 năm tù cho blogger này vì tội 'tuyên truyền chống nhà nước', vẫn giữ nguyên.


"Chúng tôi cũng rất lấy làm tiếc là một lần nữa đại diện của cộng đồng quốc tế đã không được phép tham dự phiên tòa.

"Chúng tôi không chấp nhận rằng việc bày tỏ quan điểm phê phán chính quyền về những vấn đề liên quan đến mối quan tâm lo lắng của quảng đại công chúng lại bị coi là tội phạm," ông Lever nhấn mạnh.

Hình sự hóa tự do biểu đạt là không phù hợp với Hiến pháp 2013 của Việt Nam và những cam kết quốc tế mà Việt Nam là một bên tham giaTuyên bố của Đại sứ Anh

Đại sứ Anh cũng thay mặt chính phủ của ông "phản đối mọi nỗ lực quy kết những hoạt động như vậy là mối đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia".

"Hình sự hóa tự do biểu đạt là không phù hợp với Hiến pháp 2013 của Việt Nam và những cam kết quốc tế mà Việt Nam là một bên tham gia, đặc biệt là Công ước Quốc tế về các Quyền Chính trị và Dân sự (ICCPR)."

"Chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam xem xét lại các chính sách của mình trong vấn đề này, và thả ngay Mẹ Nấm cũng như tất cả các tù nhân lương tâm khác," tuyên bố của Đại sứ Giles Lever viết.

Một số báo Anh hôm 01/12/2017 đã đưa tin về vụ xử Mẹ Nấm và nói việc bác bỏ đơn kháng cáo của bà diễn ra đúng một ngày trước Đối thoại Nhân quyền EU- Việt Nam mà Anh Quốc đóng vai trò quan trọng.



Đối tác chiến lược



Hơn bảy năm trước, vào tháng 12/2010, Việt Nam và Vương quốc Anh đã ký tuyên bố chung chính thức nâng cấp quan hệ Việt Nam - Anh lên đối tác chiến lược, tạo khuôn khổ phát triển quan hệ song phương một cách toàn diện.

Đại sứ Anh: 'Việt Nam cần công nhận vai trò của NGO'

Kể từ đó, quan hệ hai nước đã phát triển mạnh hơn về nhiều mặt, từ kinh tế đến giáo dục, quốc phòng, du lịch.

Hãng hàng không Vietnam Airlines sau đó đã lập được đường bay thẳng từ Việt Nam sang London.

Con số sinh viên Việt Nam du học tại Anh cũng tăng lên đều.

Gần đây nhất, đặc sứ của chính phủ Anh trong việc thúc đẩy quan hệ thương mại với Chính phủ Việt Nam, nghị sỹ Edward Vaizey cho rằng Việt Nam là một đất nước "năng động, kỳ diệu" với nhiều tiềm năng mà nhiều người Anh chưa biết tới.

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2017, Việt Nam xuất khẩu sang Anh đạt gần 2,399 tỷ USD, tương đương cùng kì năm 2016. Nhập khẩu từ Anh và Việt Nam đạt 341,5 triệu USD, giảm 0,5% so với cùng kì năm trước.

Anh Quốc cũng chú ý nhiều đến công tác bảo vệ động vật hoang dã và cấm buôn bán sừng tê, ngà voi từ châu Phi sang Việt Nam.

Bản quyền hình ảnh Chris Jackson Image caption Hoàng tử William của Anh Quốc thăm Hà Nội tháng 11/2016 để vận động bảo vệ động vật hoang dã

Riêng mảng nhân quyền thì quan hệ "đối tác chiến lược" này vẫn không tiến triển quá thực trạng mỗi bên cứ nêu quan điểm của riêng mình.

Cũng hồi tháng 12/2016, vụ việc về bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cùng một loạt các nhà vận động khác tại Việt Nam đã được nêu ra trong đối thoại nhân quyền EU-Việt Nam ở Brussels.

Anh Quốc cùng EU tiếp tục các đối thoại nhân quyền hàng năm với chính phủ Việt Nam.

Riêng về phía Anh, Báo cáo về quyền con người và dân chủ 2016 (Human Rights and Democracy: the 2016 Foreign and Commonwealth Office report), do Bộ trưởng Boris Johnson công bố ngày 20/07/2017, nêu tên Việt Nam, Malaysia và Thái Lan là ba nước "tiếp tục có hành động siết chặt quyền biểu đạt chính trị và phê phán chính quyền".

Việt Nam tiếp tục có hành động siết chặt quyền biểu đạt chính trị và phê phán chính quyềnBộ Ngoại giao Anh

Bộ Ngoại giao Việt Nam, trong cùng năm 2017 nói "các nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc không ngừng đảm bảo và cải thiện các quyền cơ bản của người dân thời gian qua đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao".

Dù khác biệt về quyền con người, Anh Quốc vẫn tiếp tục các dự án giáo dục, chống thiên tai giúp Việt Nam và truyền thông Anh Quốc, từ đài BBC đến hãng tin Reuters, vẫn đón tiếp các đoàn nhà báo từ Việt Nam tham quan và học hỏi.

Trên trang của Đại sứ quán Anh ở Hà Nội, một trong những sự kiện mới đây nhất về quan hệ hai nước là dự án 'Communicating in a disaster' được giải Newton Prize, trao cho hai nhà nghiên cứu người Việt về công trình thông tin liên lạc trong bối cảnh thiên tai.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-42194226

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét