Thứ Tư, 5 tháng 4, 2017
Bao vây UBND huyện Lộc Hà: Hành động của giặc?
VNTB - Bao vây UBND huyện Lộc Hà: Hành động của giặc?
Reply
an ninh, Formosa, huyện Lộc Hà, Kỳ Lâm, news, opposite, ô nhiễm môi trường, VNTB
6.4.17
Kỳ Lâm (VNTB) - Diễn biến của phía nhà nước lẫn hồng vệ binh trong và sau sự kiện ngày 3.4 dự báo điều gì?
Ngày 3.4, người dân Lộc Hà đã bao vây trụ sở UBND huyện Lộc Hà để đòi hỏi trách nhiệm của chính quyền trong vấn đề Formosa, cũng như yêu cầu chính quyền địa phương trả lời việc uy hiếp dân trong những ngày gần đây và đòi bồi thường thiệt hại vì Formosa. Nhóm cảm tình viên với Đảng và nhà nước đã nhanh chóng khẳng định đây là “hành động của giặc”.
Facebooker Đỗ Hoài Sơn, tự giới thiệu là cựu sinh viên Luật Hà Nội đã chia sẻ về sự kiện này với ngôn từ gay gắt, theo đó: “Ngày hôm nay, lần đầu tiên sau 42 năm đó các anh đã chơi một nước cờ cao tay: sử dụng đám chiên phản phúc để bao vây trụ sở công quyền của những người cộng sản.” Facebooker này chia sẻ tâm trạng “buồn” của mình, bởi theo anh ta, tình trạng đó “không phải vì chính quyền không sử dụng lực lượng chuyên chế để nghiền nát âm mưu của những kẻ ngông cuồng này mà tôi buồn vì dân tộc Việt Nam ngàn đời nay ngoài việc sản sinh ra các anh hùng vẫn có lỗi kỹ thuật khi có những con tinh trùng dị hợm.”
Quan điểm của Đỗ Hoài Sơn, cũng là quan điểm của phía những người mến Nhà nước, yêu Đảng hiện nay. Và họ đang nguyền rủa, đả kích, thậm chí còn đích thân xử phạt những người biểu tình của ngày 3.4 bằng bạo lực.
Ảnh: FB Đỗ Hoài Sơn
Về phía nhà nước, bộ máy truyền thông bắt đầu vào cuộc. Thời sự chiều 4.4 của VOV đã lên tiếng về sự kiện này, coi đó là sự “kích động” nhằm mục đích vụ lợi, kích động người dân vì những mục đích và mưa đồ đen tối. Trong khi đó, cũng đồng thời đưa tin về việc, các Ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương đã xem xét, đề nghị thi hành kỷ luật đảng đối với ông Võ Kim Cự (Chủ tịch Liên minh hợp tác xã Việt Nam, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh).
Như vậy, cách xử lý của nhà nước là sử dụng lực lượng hồng vệ binh, sử dụng các trang fanpage thân Đảng, và truyền thông nhà nước để lên án hành động giáo dân và đánh đồng nó là một hành vi của “giặc nội xâm”, tiến tới sử dụng biện pháp hình sự nhằm răn đe và ngăn chặn sự tái diễn. Bên cạnh đó, tiến hành đánh bóng lại uy tín chính quyền bằng việc tiến hành những động thái “cảnh cáo, kỷ luật, cách chức” những cá nhân có liên quan đến thảm họa Formosa, cũng như nhấn mạnh quan điểm “sẽ đóng cửa Formosa nếu tái phạm”.
Điều này nếu thực hiện thành công, thì nhà nước sẽ đưa người dân quan tâm vấn đề Formosa vào thế cô lập. Bản thân vấn đề Formosa sẽ không giải quyết triệt để, kể cả trong trường hợp ông Võ Kim Cự bị cách chức. Lý do nằm ở việc, nó sẽ không phải là câu trả lời tốt nhất cho câu hỏi, ông ấy đưa Formosa vào có đúng không? Nếu có thì lý do cách chức là gì? Nếu sai thì lý do gì đến giờ vẫn cho Formosa tồn tại. Và thực chất đây là một động tác “làm màu” với dư luận hơn là thực tâm tìm kiếm một giải pháp lâu dài để bảo vệ môi trường. Trong khi đó, sự lên tiếng về một trường hợp “kích động, biểu tình, chống phá” sẽ cho phép chính quyền tranh thủ được sự ủng hộ, nhất là kết hợp giữa việc chiếm giữ cơ quan công quyền và chặn đường quốc lộ.
Điều này cho thấy, chính quyền đang dọn đường để đưa những người lên tiếng vì Formosa trở thành “giặc”, mở đường cho việc xử lý một cách mạnh tay hơn trong thời gian tới, bằng cả trấn áp bằng lực lượng cơ động lẫn biện pháp hình sự.
Nhưng điều đó liệu có còn quan trọng, khi lần đầu tiên trong thập niên trở lại đây, 2.000 người (theo số liệu từ VOV) đã chiếm đóng cơ quan công quyền để đòi hỏi trách nhiệm và sự minh bạch. Thậm chí, bang rôn họ chất vấn thẳng rằng: “Thằng lãnh đạo lừa dân mua cá chết đâu rồi?”. Điều này là biểu hiện của sự không sợ hãi, 2.000 người hoàn toàn không sợ hãi trước cái gọi là “chính quyền” đã là một bước tiến nhảy vọt của phong trào đòi quyền làm người tại Việt Nam. Bởi đây là hình ảnh “ước mơ” của những nhà đấu tranh nhân quyền Việt Nam cách đây chưa đầy 10 năm.
Facebooker Long Nguyễn bày tỏ, sự kiện 3/4 UBND Lộc Hà thất thủ là hệ quả tất yếu khi sự phẫn uất của người dân lên đến đỉnh điểm.
Và phẫn uất sẽ kéo dài, nếu chính quyền vẫn giữ quan điểm, coi dân đi đòi công lý, bình đẳng là… giặc.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét