Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2016
Chế độ độc tài đã thành công trong chiến dịch ngu dân
VNTB- Chế độ độc tài đã thành công trong chiến dịch ngu dân
1
Chế độ độc tài đã thành công trong chiến dịch ngu dân, Đào Đức Thông, opposite,VNTB
2.10.16
Đào Đức Thông
(VNTB) - Xưa nay sự suy thịnh của một quốc gia đều tất cả nằm ở giáo dục mà ra. Thế hệ tương lai ở Việt Nam với năng lực và trình độ nhận thức đang ngày càng trở nên tệ hại bởi nền giáo dục này.
Một nền giáo dục kinh hoàng!
Nền giáo dục của Việt Nam là một nền giáo dục đầy bất trắc, bất ổn và bất định. Năm nào cũng có "thí điểm", học sinh thì thành "thí nghiệm" và cuối cùng thế hệ chúng ta sẽ đành phải "thí mạng".
Có thể xem đây là một nền giáo dục kinh hoàng bậc nhất trong lịch sử loài người mà chỉ có bọn người điên rồ và thần kinh mới có thể nghĩ ra được:
- Ở Gia Lai có 12 em học sinh tiểu học bị giáo viên đánh bầm mông vì viết sai chính tả.
- Tại Đồng Nai, Sở GDĐT và Ban ATGT tỉnh bắt học sinh lớp 1 phải ký bản cam kết thực hiện luật giao thông đường bộ.
- Tại Quỳnh Lưu, Nghệ An thì chính quyền có quy định riêng là con thứ ba không được đi học mầm non.
- Tại trường PTTH Thủ Thiêm -Quận 2, Tp.HCM thì bắt các em học sinh phổ thông nộp tiền khiến các phụ huynh hãi hùng trước số tiền lên đến hàng tỷ đồng.
- Tại trường Đại học Luật TPHCM, tổ chức lễ cấp bằng tốt nghiệp cho các cử nhân mà mỗi sinh viên đến dự phải đóng 900.000 đồng cho mình và 100.000 đồng cho người thân đi kèm.
- Các khóa đào tạo sau đại học ở Việt Nam cứ mỗi ngày cho ra một thạc sĩ, tiến sỹ trong khi tại nước ta vốn có nhiều vấn nạn mua bằng cấp giả từ trong nước đến nước ngoài với giá vài trăm triệu/bằng.
Nhiều lớp người thế hệ hiện tại và tương lai sẽ ra sao khi xuất phát từ nền giáo dục này?
Giáo dục, hay công cụ của sự bóc lột và tra bức tư duy, nhân phẩm?
Nhà cầm quyền Việt Nam, lúc nào cũng tự tuyên bố Việt Nam là đất nước có trí tuệ đỉnh cao. Nhưng thực tế đóng góp của Việt Nam cho sự an toàn chung về môi trường của toàn cầu đứng 123/125, cho khoa học 89/125, cho y tế 111/125, và mới đây người ta còn cho biết Việt Nam có chỉ số tử tế thấp nhất thế giới, chỉ số trung thực thấp nhất trái đất, chỉ số tham nhũng đứng hàng đầu so với quốc tế. Và cuối cùng của những thứ đó là chúng ta đứng áp chót bảng xếp hạng 124/125 quốc gia được đánh giá trên toàn thế giới.
Khi chương trình VNEN thất bại, những người hữu trách tiếp tục lại cải cách giáo dục. Nền giáo dục ngập lụt trong những đề xuất, thí điểm và nạn thành tích bởi bị định hướng và chính trị hoá. Đến nay, khi tiếng Anh còn chưa đào tạo ra gì thì người ta lại tiếp tục đề xuất cho thêm tiếng Trung, Nga vào làm một môn học của các cấp, tính ra tổng cộng hiện có đến 6 ngoại ngữ thuộc vào chương trình bắt buộc của giáo dục nước nhà.
Người dân Việt Nam hoàn toàn không hiểu ngành Giáo dục Việt Nam đang định dạy gì cho thế hệ và con em chúng ta. Con cái chúng ta đang trở thành những con chuột bạch được đem thí nghiệm từng năm, gánh đủ các loại phí, bị áp đặt tư tưởng và rồi trên vai chúng là gánh nặng những chồng sách giáo khoa của sự giáo điều, lạc hậu, những chính sách cải cách liên tiếp mà chưa có dấu hiệu dừng lại, những môn học kinh hoàng. Nhưng tiếc thay! Học sinh, sinh viên ngày nay gần như trống rỗng về tri thức, về tính học thuật lẫn học thực, kinh nghiệm, tính khai sáng và đặc biệt là kỹ năng sống (sinh tồn).
Sự thất bại cay đắng của một nền giáo dục hay chính sách ngu dân của Đảng CS?
Giáo dục trên Thế giới thường được hiểu là phải dạy được con người ta tử tế, có kinh nghiệm, biết tư duy độc lập và biết phản biện, biết học thực, khai sáng tư duy, phát triển và khai phá tiềm năng, trau dồi kỹ năng để tồn tại khi bước chân ra ngoài xã hội và cuối cùng là suy nghĩ thích đọc sách.
Tại Việt Nam, giáo dục là cả ngày học sinh, sinh viên phải vật lộn với thầy cô, điểm số, thành tích, thi cử và để đêm về ngủ vẫn còn hoảng loạn vì việc học ở trường. Vì thế mà trẻ em ở Việt Nam không "muốn" hay không "dám" nhìn đến sách để coi đó là một niềm cảm hứng, biến nó thành thói quen, xem sách là thứ khởi nguồn của việc lĩnh hội và phát triển tri thức cho chính mình.
Xưa nay sự suy thịnh của một quốc gia đều tất cả nằm ở giáo dục mà ra. Thế hệ tương lai ở Việt Nam với năng lực và trình độ nhận thức đang ngày càng trở nên tệ hại bởi nền giáo dục này.
Bác sỹ tồi có thể giết chết một vài bệnh nhân, nhưng giáo dục tệ, sẽ làm hỏng cả một vài thế hệ của dân tộc, mất đất nước.
Chúng ta không thể cứ im lặng mãi. Hãy lên tiếng vào lúc này khi tất cả chưa quá muộn!
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét