Thứ Ba, 18 tháng 10, 2016

Ai đang đầu độc dân Nam ta?


VNTB- Ai đang đầu độc dân Nam ta?
Reply
Ai đang đầu độc dân Nam ta?, Đoàn Nam Sinh, opposite, VNTB
19.10.16
TS Đoàn Nam Sinh
(Hội Nhà báo độc lập VN)


(VNTB) - Cộng đồng cần biết điều này và phải lên tiếng, phản đối sự vô lương tâm của nhà cầm quyền và hệ thống thừa hành, cam tâm móc ngoặc với các tập đoàn cá mập nước ngoài theo cách thức Mafia để đầu độc cả dân tộc này.





Gần đây, trên sóng phát thanh truyền hình loan báo ý kiến của các nhà khoa kỹ và quản lý rằng hàng năm nông dân nước ta lãng phí hàng tỉ đô la vào tiền phân bón vô ích- chủ yếu là các loại phân đạm hóa học. Tiếp đó, là một buổi truyền hình về việc lạm dụng thuốc sát trùng có cả Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật và đồng nghiệp Nguyễn Kịp, thanh minh cho câu chuyện bỏ cả trăm triệu đô nhập thuốc của Trung quốc phun xịt trên đồng ruộng và khó bề giảm thiểu độc chất trong nông nghiệp trong tương lai.


Tuy vậy, cả hai buổi hội thoại đình đám nói trên, không có một lời nào nói đến tác hại lâu dài của chúng trên cộng đồng ngót trăm triệu nhân mạng này. Tưởng cũng cần nói rõ ra căn nguyên để mọi người biết rõ sự tình, nhất là nông dân- kẻ nhận lãnh trực tiếp và người tiêu dùng nông phẩm- kẻ nhận mọi hậu quả.


Khoảng 30 năm trước, khi phong trào nông nghiệp hữu cơ thịnh hành ở châu Âu, nhiều công trình khoa học đã cho thấy một hội chứng phổ biến có tên là Trẻ Xanh xao (baby blue symptome), mà nguyên nhân chủ yếu là do nước nhiễm nitrate, chất kháng sinh và thuốc trừ sâu. Tất cả các chất ấy đều do quá trình chăn nuôi trồng trọt gây ra.


Đến đầu thế kỷ mới, còn thỉnh thoảng nghe nhắc lại. Nhưng sau đó mọi chuyện lại đi vào im lặng, không ai nhắc tới hội chứng trẻ xanh xao, tra trên mạng chỉ còn độc môt bài báo ghi nhận ý kiến của Gs Lê Doãn Diên rất sơ lược từ đầu năm 2010.


Nitrate được tích lũy trong cây trồng do quá trình hấp thu chất đạm từ phân bón mà nông dân đã bón không đúng cách, không đúng lúc và dư thừa liều lượng. Khi theo rau quả, gạo bắp vào cơ thể chúng ta, chúng sẽ chuyển hóa hồng cầu từ hemoglobine thành methemoglobine, gây giảm oxy trong máu, nhưng tác hại sau cùng là chuyển thành nitrosamine, một chất gây ung thư khá mạnh.


Thuốc trừ sâu cũng để lại dư lượng là những gốc hữu cơ, ngoài độc tính cấp diễn, chúng sẽ phối hợp với nitrate dư thừa thành độc chất mới. Riêng chất kháng sinh, nay được sử dụng nhiều để phòng trừ bệnh khuẩn và cây cũng có thể hấp thu chúng từ phân chuồng, nên cũng tham gia hủy hoại hồng cầu khiến trẻ sơ sinh có biểu hiện thiếu máu ngay từ tuổi thai kỳ.


Những quá trình này phức tạp hơn nhiều, nhưng tóm lại chúng là nguyên nhân chính của sự kiện nước ta trở thành nước có tỉ lệ ung thư quá cao so với toàn thế giới. Hiện trung bình mỗi ngày có đến dăm chục người chết vì ung thư. Nhưng rồi sẽ tăng nhanh nếu không có nhận thức đầy đủ, để ngăn chặn kịp thời.


Chuỗi thức ăn từ trồng trọt tới chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản là những móc xích chặt chẽ, từ cây trồng chúng truyền dư lượng theo dây chuyền thức ăn, nên sản phẩm chăn nuôi cũng đầy rẫy những nguy cơ cho sức khoẻ người tiêu dùng.


Trong khi đó, môi trường nước, kể cả nước ngầm, dư thừa nitrate, kháng sinh và thuốc trừ sâu đã gây ra biết bao tác hại, tiêu hủy dần hệ sinh thái vực nước nên thủy hải sản mất dần. Trên cạn càng không thể phục hồi, nhiều giống loài động thực vật biến mất, một vài loài tăng dân số bất thường, cân bằng sinh thái trở nên chông chênh, bất ổn. Chỉ cần nhìn những dề lục bình trôi nghẹt các dòng sông là đủ biết lượng thừa nitrate trong nước mặt rất kinh khủng, không thể không tác hại lớn đến không khí và nước ngầm.


Sức mạnh của đồng tiền đã bóp chẹt các thông tin, ngăn cản các nghiên cứu tác hại nhưng sẵn sàng hỗ trợ cho việc lạm dụng phân và thuốc hóa học, thông qua các ứng dụng mới như cây trồng chuyển đổi gen (GMO),... Những ông lớn trong làng phân bón, thuốc men, giống mới, thực phẩm phục vụ nông nghiệp, thủy sản thừa sức mua đứt quyền thế các cấp trong bộ máy các quốc gia, mà sự vụ ở Cục Trồng trọt, Cục BvTv, Tổng cục Nuôi trồng Thủy sản,... của Bộ NN&PTNT Việt Nam vừa qua chỉ là một tỉ dụ.


Các nhà khoa học thực thụ biết thừa về sự việc này cũng như tác hại thế nào đến sức khoẻ giống nòi, nhưng đồng loạt im lặng và tự lo liệu, như tự nuôi gà, nuôi cá, trồng rau trên sân thượng hay ở vườn quê, bỏ mặc cộng đồng bị ngộ độc kéo dài với hứa hẹn một viễn cảnh bệnh tật nan y, rồi an ủi rằng trời kêu ai nấy dạ.



Cộng đồng cần biết điều này và phải lên tiếng, phản đối sự vô lương tâm của nhà cầm quyền và hệ thống thừa hành, cam tâm móc ngoặc với các tập đoàn cá mập nước ngoài theo cách thức Mafia để đầu độc cả dân tộc này.



LIKE TO SHARE?





Chia

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét