VNTB- Tân Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ gặp Xã Hội Dân Sự tại nhà bác sĩ Nguyễn Đan Quế
Reply
democracy
27.10.16
Từ trái: nhà báo Phạm Chí Dũng, bác sĩ Nguyễn Đan Quế, luật sư Lê Công Định, Tổng lãnh sự Mary Tarnowka, nhà hoạt động Phạm Bá Hải. Ảnh: Facebook Mary Tarnowka
Chiều ngày 26/10/2016, tân Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại TP.HCM – bà Mary
Tarnowka, đã đến thăm bác sĩ Nguyễn Đan Quế – một nhà đấu tranh dân chủ nhân quyền có bề dày ở Việt Nam – tại tư gia của ông. Cùng đi với bà Mary có hai viên chức chính trị là ông Charles Seller và bà Pam Pontious.
Cuộc gặp tại nhà bác sĩ Quế cũng mặt một số người hoạt động nhân quyền ở Việt Nam là ông Phạm Bá Hải – điều phối viên hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm VN, luật sư Lê Công Định và nhà báo Phạm Chí Dũng.
Một số vấn đề đã được thảo luận như Hiệp định TPP, quan hệ Việt – Mỹ, chuyến công du Hoa Kỳ của nhân vật số 2 trong đảng CSVN là ông Đinh Thế Huynh, tình trạng sách nhiễu, đàn áp và bắt bớ của nhà cầm quyền CSVN đối với xã hội dân sự độc lập ở Việt Nam trong thời gian gần đây, vấn đề dân chủ hóa đất nước.
Giới ngoại giao Mỹ tỏ ra đặc biệt quan tâm đến dự luật về Hội mà quốc hội CSVN đang đưa ra thảo luận, để có thể thông qua trong kỳ họp quốc hội lần này.
Trong thực tế, khá nhiều nội dung xa lạ với khuynh hướng tiến bộ và dân chủ đã được ai đó đưa vào dự thảo mới nhất của Luật về Hội, trong đó có những quy định “Không được nhận tài trợ, liên kết với tổ chức nước ngoài”, “Người nước ngoài ở Việt Nam không được lập hội”, “Lãnh đạo hội phải được nhà nước phê chuẩn”. Điều 4 dự thảo này còn quy định mọi hội đoàn phải “được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập, công nhận điều lệ và người đứng đầu” – bị đánh giá như một sợi dây siết chặt mọi hoạt động hợp pháp của tất cả các hội đoàn xã hội dân sự độc lập không nằm trong hệ thống của đảng và nhà nước, trao cho đảng và nhà nước chìa khóa pháp lý do chính họ tự tạo ra để loại tất cả các hội tư nhân khỏi vòng pháp luật.
Rất đáng chú ý, có một số nội dung quá thiên về nhiệm vụ “siết” đã không nằm trong bản dự thảo luật về Hội được đưa ra vào trung tuần tháng 9/2016, nhưng lại được bổ sung vào lần này.
Ngay trước khi kỳ họp quốc hội diễn ra, đã có một số phân tích từ giới chuyên gia phản biện độc lập cho biết Nghị định 45 của Chính phủ về quản lý hội đoàn và dắt dây cả dự luật về Hội đã được cơ quan soạn thảo, không biết vô tình hay cố ý, sao chép nhiều nội dung từ văn bản quản lý hội của Trung Quốc.
Nỗi lo lắng của nhiều người hoạt động xã hội dân sự đã không thừa: cuối cùng thì chính quyền cũng tìm cách nhúng tay vào để ngăn cản thô bạo hoạt động tự do lập hội của công dân, cho dù tự do lập hội là một thứ quyền đã được quy định rất rõ trong hiến pháp Việt Nam. Thậm chí, quy định về không cho người nước ngoài được lập hội lại khá giống với quy định nước Nga đương đại thời Putin.
Nếu sắp tới quốc hội đồng ý hoãn thông qua dự luật về Hội để Bộ Nội vụ hoàn chỉnh dự luật này theo hướng tối giản các nội dung “siết hội”, đó sẽ là cơ hội để cánh cửa vào TPP mở rộng hơn cho Việt Nam…
Sau cuộc gặp tại nhà bác sĩ Nguyễn Đan Quế, bà Mary Tarnowka đã viết trên facebook của mình: “Tôi chợt nhớ lại lời của của Tổng thống Obama trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 5 năm nay: “Khi có quyền tự do biểu đạt và tự do ngôn luận, và khi người dân có thể chia sẻ ý tưởng và tiếp cận internet và mạng xã hội mà không bị cấm đoán, điều đó sẽ tạo đà cho sự đổi mới sáng tạo mà các nền kinh tế cần có để vươn lên. … Khi có tự do báo chí – khi các nhà báo và blogger có thể vạch trần những bất công và lạm dụng – điều đó sẽ buộc các quan chức phải có trách nhiệm về hành động của mình và sẽ củng cố niềm tin của người dân rằng hệ thống đang hoạt động hiệu quả.”’.
Lê Dung / SBTN
Tarnowka, đã đến thăm bác sĩ Nguyễn Đan Quế – một nhà đấu tranh dân chủ nhân quyền có bề dày ở Việt Nam – tại tư gia của ông. Cùng đi với bà Mary có hai viên chức chính trị là ông Charles Seller và bà Pam Pontious.
Cuộc gặp tại nhà bác sĩ Quế cũng mặt một số người hoạt động nhân quyền ở Việt Nam là ông Phạm Bá Hải – điều phối viên hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm VN, luật sư Lê Công Định và nhà báo Phạm Chí Dũng.
Một số vấn đề đã được thảo luận như Hiệp định TPP, quan hệ Việt – Mỹ, chuyến công du Hoa Kỳ của nhân vật số 2 trong đảng CSVN là ông Đinh Thế Huynh, tình trạng sách nhiễu, đàn áp và bắt bớ của nhà cầm quyền CSVN đối với xã hội dân sự độc lập ở Việt Nam trong thời gian gần đây, vấn đề dân chủ hóa đất nước.
Giới ngoại giao Mỹ tỏ ra đặc biệt quan tâm đến dự luật về Hội mà quốc hội CSVN đang đưa ra thảo luận, để có thể thông qua trong kỳ họp quốc hội lần này.
Trong thực tế, khá nhiều nội dung xa lạ với khuynh hướng tiến bộ và dân chủ đã được ai đó đưa vào dự thảo mới nhất của Luật về Hội, trong đó có những quy định “Không được nhận tài trợ, liên kết với tổ chức nước ngoài”, “Người nước ngoài ở Việt Nam không được lập hội”, “Lãnh đạo hội phải được nhà nước phê chuẩn”. Điều 4 dự thảo này còn quy định mọi hội đoàn phải “được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập, công nhận điều lệ và người đứng đầu” – bị đánh giá như một sợi dây siết chặt mọi hoạt động hợp pháp của tất cả các hội đoàn xã hội dân sự độc lập không nằm trong hệ thống của đảng và nhà nước, trao cho đảng và nhà nước chìa khóa pháp lý do chính họ tự tạo ra để loại tất cả các hội tư nhân khỏi vòng pháp luật.
Rất đáng chú ý, có một số nội dung quá thiên về nhiệm vụ “siết” đã không nằm trong bản dự thảo luật về Hội được đưa ra vào trung tuần tháng 9/2016, nhưng lại được bổ sung vào lần này.
Ngay trước khi kỳ họp quốc hội diễn ra, đã có một số phân tích từ giới chuyên gia phản biện độc lập cho biết Nghị định 45 của Chính phủ về quản lý hội đoàn và dắt dây cả dự luật về Hội đã được cơ quan soạn thảo, không biết vô tình hay cố ý, sao chép nhiều nội dung từ văn bản quản lý hội của Trung Quốc.
Nỗi lo lắng của nhiều người hoạt động xã hội dân sự đã không thừa: cuối cùng thì chính quyền cũng tìm cách nhúng tay vào để ngăn cản thô bạo hoạt động tự do lập hội của công dân, cho dù tự do lập hội là một thứ quyền đã được quy định rất rõ trong hiến pháp Việt Nam. Thậm chí, quy định về không cho người nước ngoài được lập hội lại khá giống với quy định nước Nga đương đại thời Putin.
Nếu sắp tới quốc hội đồng ý hoãn thông qua dự luật về Hội để Bộ Nội vụ hoàn chỉnh dự luật này theo hướng tối giản các nội dung “siết hội”, đó sẽ là cơ hội để cánh cửa vào TPP mở rộng hơn cho Việt Nam…
Sau cuộc gặp tại nhà bác sĩ Nguyễn Đan Quế, bà Mary Tarnowka đã viết trên facebook của mình: “Tôi chợt nhớ lại lời của của Tổng thống Obama trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 5 năm nay: “Khi có quyền tự do biểu đạt và tự do ngôn luận, và khi người dân có thể chia sẻ ý tưởng và tiếp cận internet và mạng xã hội mà không bị cấm đoán, điều đó sẽ tạo đà cho sự đổi mới sáng tạo mà các nền kinh tế cần có để vươn lên. … Khi có tự do báo chí – khi các nhà báo và blogger có thể vạch trần những bất công và lạm dụng – điều đó sẽ buộc các quan chức phải có trách nhiệm về hành động của mình và sẽ củng cố niềm tin của người dân rằng hệ thống đang hoạt động hiệu quả.”’.
Lê Dung / SBTN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét