Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015
Nông Dân VN Càng Tàn Mạt
Nông Dân VN Càng Tàn Mạt
Đăng bởi Trung Lập on Thứ Ba, ngày 25 tháng 8 năm 2015 | 25.8.15
Đây không phải là tin tức của báo chí của người Việt hải ngoại mà CSVN thường chụp mũ là “lực lượng thù địch”, mà đây là kết quả một cuộc khảo sát do Viện Nghiên Cứu Quản Lý Kinh Tế của Đảng Nhà Nước VNCS, CIEM thực hiện và công bố. Nói lên cảnh “phồn vinh giả tạo” bây giờ trong thời CS ở nông thôn VN, một đất nước trên căn bản vẫn còn “dĩ nông vi bản”, đa số dân chúng lấy nghề nông làm gốc. Nhưng sau 40 năm chiến tranh chấm dứt, CS gọi là “hoà bình lập lại”, một đất nước mà CS gọi là “tiền rừng bạc biển” xuất hiện một mâu thuẫn sâu sắc từ hình thức đến nội dung. Đó là nông thôn bây giờ thời CS bộ mặt có vẻ hào nhoáng, nhiều nhà ngói, lắm xe cộ, thừa quán cà phê, bia ôm đèn màu, các cô phục vụ ăn mặc thiếu vải. Nhưng những nhà cao cửa rộng, “xe con, xe máy” đó, nhưng quán lều thoả mãn nhục dục đó là của và dành cán bộ, đảng viên CS, cường hào ác bá đỏ ở nông thôn hay tư bản đỏ ở thành thị bây giờ giàu nức đố đổ vách muốn áo gấm về làng xây nhà thờ gia đình, dòng họ, hay nhà nghỉ mát cuối tuần hay trong mùa thành phố viêm nhiệt. Chớ nông dân người làm ra hột gạo là người bần cùng, càng làm nông, càng tàn mạc.
Kết quả cuộc khảo sát nói trên là của nhà cầm quyền Đảng Nhà Nước VNCS. Khảo sát cho biết nông thôn VN bây giờ nhiều gia đình nghèo hơn trước. CS phải “thực thà khai báo” vì sự thật đã quá ê chề, không thể dấu diếm được nên thú thật. Đói nghèo hiện vẫn là một vấn đề nghiêm trọng ở nông thôn Việt Nam. GDP tính trên đầu người ở khu vực nông thôn của VN hiện chỉ hơn Miên. CIEM nhấn mạnh, suốt thập niên vừa qua, giá trị gia tăng trong nông nghiệp tính trên mỗi lao động ở Việt Nam vẫn “giậm chân tại chỗ,” không tương xứng với tăng trưởng kinh tế.
Cựu Viện phó Viện Nghiên cứu Thị Trường-Giá Cả là Ông Ngô Trí Long nhận định, đầu ra cho các loại nông sản, sản phẩm chăn nuôi, thủy sản dẫu hết sức quan trọng nhưng vẫn là vấn đề nan giải trong sản xuất nông nghiệp ở nông thôn. Không riêng ông Long mà ai cũng thấy, đến giờ, hiện tượng “được mùa, mất giá” vẫn là điệp khúc lặp đi, lặp lại không ngừng. Nông sản, sản phẩm chăn nuôi, thủy sản bị đổ bỏ xảy ra thường xuyên tại khắp mọi nơi. Nông dân không thể sống được bằng nông sản, sản phẩm chăn nuôi, thủy sản do họ làm ra. Đầu tư càng nhiều, làm việc càng cật lực thì thua lỗ càng lớn. Câu nông dân nói thành khẩu hiệu là càng làm nhiều càng chết sớm. Tiêu biểu như 40 ký chanh chỉ bán được 6.000 đồng VN, vừa đủ mua nửa ổ bánh mì thịt. Bán hai ký khoai lang chỉ đủ tiền mua được một ly trà đá ở Sài Gòn. Hố sâu ngăn cách nông thôn với thành thị, giàu với nghèo càng ngày càng sâu rộng.
Không có sự kiện nào mà không có nhân quả. Nông dân VN bần cùng, tàn mạc vì Đảng Nhà Nước cầm quyền trung ương mặc tình đánh thuế và Đảng Nhà Nước cầm quyền ở các địa phương “thoải mái, vô tư” [không cần suy nghĩ, theo nghĩa mới của CS] thu lệ phí quá nhiều đến đổi bà con nông dân trong nước nhớ hết nổi gọi là “lệ phí không tên”. Chính Bộ trưởng Bộ Tài chính CSVN Đinh Tiến Dũng đã thừa nhận: “Dù đã tích cực rà soát để bỏ nhiều loại nhưng vẫn còn 937 khoản phí và 90 lệ phí trong riêng lĩnh vực nông nghiệp”. Tức là con số thuế và lệ phí mà trung ương và địa phương đã đánh vào nông dân, Bộ Tài Chánh liệt kê ra được là 1027 thứ. Dù một chuyên viện khai thuế kinh nghiệm cũng khó có thế nhớ hết, chớ đừng nói người nông dân tay lấm chân bùn, suốt ngày vất vả với ruộng vườn.
Theo tường thuật về cuộc thảo luận trên tờ Người Lao Động của Đảng Nhà Nước CSVN, tình trạng thuế, phí và lệ phí tròng tréo nhau. Không riêng gì lãnh vực nông nghiệp, “các lĩnh vực khác như chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm có 16 lệ phí, 95 khoản phí; quản trị chất lượng nuôi trồng thủy sản có 183 khoản phí, chăn nuôi có 16 lệ phí, 1 khoản phí.”
Chính nhân vật thứ tư trong chế độ cầm quyền VNCS, là Chủ tịch Quốc hội CSVN là Ô. Nguyễn Sinh Hùng cũng ta thán, rên rỉ trong cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, rằng là “Một quả trứng đếm ra đếm vào 14 lần để thu phí, như thế người dân sống sao được.”
Chưa hết đâu, nông dân VN còn bần cùng, tàn mạc vì cái vòng áp bức, bóc lột để kiếm lời, của các quốc doanh của Đảng Nhà Nước CSVN. Điệp khúc “trúng mùa, mất giá” mà nông dân là thành phần lãnh đủ là do quốc doanh xuất cảng gạo gây ra. Quốc doanh này dộc quyền xuất cảng gạo nên ép giá mua lúa gạo rẻ để xuất cảng bán kiếm lời nhiều. Còn quốc doanh nhập cảng phân bón, thuốc trừ sâu mà CS gọi là “vật tư nông nghiệp” thì tăng cao giá nhưng món hàng nhập cảng này khi bán ra cho nông dân để kiềm lời. Lời của quốc doanh, cán bộ đảng viên chia chát cho nhau bỏ túi, chớ quốc doanh còn vận hành theo định hướng xã hội chủ nghĩa đại đa sô lổ, Đảng Nhà Nước năm nào cũng phải lấy tiền thuế của dân đóng từ ngân sách rót qua để bù lỗ cho quốc doanh.
Còn Đảng Nhà Nước thì không tài trợ, không đầu tư cho nông dân, nông nghiệp. Năm 2013, khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, Miệt Vườn hay Miền Tây dân số gần 18 triệu, cung cấp 90% lượng gạo và 60% lượng thủy sản xuất cảng của Việt Nam, nhưng cuộc sống vô cùng khó khổ. Báo “Saigon Giải Phóng” Online ghi nhận “đầu tư quốc gia vào vùng ĐBSCL chỉ chiếm 13,6% tổng đầu tư quốc gia. Vốn tín dụng thấp, tổng dư nợ chỉ đạt 9% so với cả nước. Đất đai trông trọt càng này càng teo lại vì Đảng Nhà Nước lấy làm khu kỹ nghệ (danh từ CS gọi là Khu Công Nghiệp), khu du lịch, khu giải trí cho nhà giàu như sân golf.
Lợi tức đồng niên của người dân quá thấp. “Báo điện tử Quân Đội Nhân Dân đưa tin sau 5 năm gia nhập WTO thu nhập bình quân đầu người ở 13 tỉnh thành miền Tây Nam bộ đạt khoảng gần 2 USD/ngày. Nhưng trên thực tế theo phân tích của báo Việt Nam Net đưa lên mạng ngày 13/7/2011 thì nhiều nông dân đồng bằng sông Cửu Long thu nhập chỉ khoảng 0,3 USD/ngày tức chưa tới 7.000đ/ngày.
Còn giáo dục cho lớp trẻ là tương lai của dân tộc, ở Miền Tây còn thể thảm hơn. Từ năm 2012, cả chục năm sau gọi là “đổi mới kinh tế”, mà báo Lao Động của Đảng Nhà Nước số ra ngày 5-3-2012 cho biết trình độ học vấn trung bình ở Miền Tây thấp hơn vùng khác, tỷ lệ trẻ em bỏ trường cao nhứt nước, tỷ lệ trẻ em chết đuối vì đi cầu khỉ qua sông rạch cao nhứt nước. Số dân chưa tốt nghiệp tiểu học là 32,8%, cao nhất nước kể cả vùng sơn cước ở Miền Bắc. Hơn 1/4 dân số chưa tốt nghiệp tiểu học.
Và mới đây nông dân Miền Tây, vựa lúa của VN còn bị TC và tay sai Miên, Lào làm cho Cữu Long cạn dòng, ruộng d8ồng nhiễm mặn, nông dân chế khô vi thiếu nước ngọt. Báo Tuổi Trẻ ngày 19 tháng 7, 2015, cho biết chỉ riêng tỉnh Kiên Giang (Rạch giá) đã có gần 2.000 hecta đất trồng lúa bị thiệt hại nặng do nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng.Còn ở tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng, Chương Thiên vì dòng nước ngọt của Sông Cữu Long yếu, nước mặn xâm nhập càng ngày càng sâu vô đất liền, vườn cây héo lá, ruộng lúa chết, Kinh Cái Côn mang nước ngọt xuông Sóc Trăng bây giớ nước mặn tràn vào lục bình cũng chết!./.
Vi Anh
(Việt Báo)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét