Chủ tịch Quốc hội "kêu trời", dân kêu ai?
Nguyễn Vinh
i(TBKTSG Online) - Sáng hôm qua (10-8-2015), trong buổi Thảo luận về dự án Luật phí, lệ phí tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã “kêu trời” về việc người nông dân đang gánh trên vai quá nhiều khoản phí …
“Các đồng chí nhớ hôm chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, đại biểu đã đề cập chuyện con gà, quả trứng bị thu mười mấy loại phí. Bộ trưởng thừa nhận đại biểu nói đúng, thu phí này phí kia là không cần thiết. Một con gà mà bị đè ra thu đến 14 loại phí, trời đất ơi!” (Tuổi Trẻ Online)
Cũng tại cuộc thảo luận, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cũng cung cấp một con số thông kê lạnh lùng: “Như với riêng nông nghiệp, vừa qua đã rà soát bỏ nhiều loại song vẫn còn 937 khoản phí và 90 lệ phí. Con số này là quá lớn”, theo Vnexpress; và “Như câu chuyện với quả trứng thì đúng là rất buồn cười, kiểu đếm trứng ăn tiền.”
Trước đó vài ngày, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) công bố kết quả khảo sát “Tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu và thay đổi trong nông thôn Việt Nam”, đưa ra một thực trạng không tươi sáng: người nông dân Việt Nam vẫn đang đối diện với đói nghèo, mức GDP bình quân đầu người của người dân sống ở nông thôn Việt Nam thấp, chỉ hơn Campuchia; bộ mặt nông thôn có thay đổi nhưng chất lượng sống và cơ hội phát triển của người dân vẫn còn kém. Những đề xuất mà nhóm nghiên cứu này nêu ra là Chính phủ cần có chính sách phát triển giáo dục, đầu tư nguồn nhân lực, tăng cường sử dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất, loại bỏ rào cản về quản lý đất đai…
Rất nhiều đề xuất căn bản thuộc về cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp được nêu ra, điều mà lẽ ra ở một đất nước nông nghiệp như Việt Nam (có 2/3 người dân cư trú ở nông thôn và tỉ lệ dân số làm nông nghiệp vẫn chiếm 70%) tưởng phải trang bị từ rất sớm để làm bệ đỡ ổn định và an toàn cho nền kinh tế và an sinh.
Vậy mà câu chuyện không tổ chức được đầu ra hợp lý – được mùa mất giá, được giá mất mùa - và chuyện sử dụng phân bón, chất hóa học độc hại trong sản xuất hàng chục năm qua luôn là vấn đề thời sự lặp đi lặp lại.
Bên cạnh đó, sức ép của quá trình đô thị hóa cùng với diện tích đất canh tác sản xuất ngày càng thu hẹp, chế độ hỗ trợ an sinh, phúc lợi cộng đồng vẫn còn khoảng cách rất xa với những đô thị, tác động xấu của biến đổi khí hậu đến sản xuất, cộng với việc người dân phải gánh hàng trăm loại sưu cao thuế nặng một cách phi lý dẫn đến áp lực sống ở những vùng quê yên bình ngày càng gia tăng. Chỉ theo dõi qua thông tin truyền thông hằng ngày, có thể cảm nhận sự “bần cùng sinh đạo tặc” đã diễn ra ở các tỉnh thành. Tại các vùng quê, nạn trộm cắp, ma túy, giết người man rợ… đang xảy ra với tần suất cao. Bức tranh văn hóa, giáo dục và an ninh xã hội ở nông thôn tiệp màu với quan cảnh kinh tế nông thôn.
Câu chuyện mà ông Chủ tịch Quốc hội “kêu trời” cho thấy một sự bất cập tồn tại nhiều năm nay làm nên diện mạo buồn của nông thôn mà ngay cả những người có quyền, đề ra những khoản phí phi lý kia chỉ biết tăng cường khả năng tận thu nhưng cũng không quản lý hết, đưa đẩy đời sống dân sinh đến rất nhiều hệ lụy khác.
Báo cáo khảo sát của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) và tiếng kêu trời của ông Chủ tịch Quốc hội là hai sự kiện rơi cùng một thời điểm, chúng độc lập với nhau, song sâu xa lại buộc chúng ta phải suy nghĩ về việc cần gỡ xuống những khẩu hiệu phát triển nông nghiệp nông thôn đầy sáo rỗng; có những chấn chỉnh quyết liệt, cụ thể về chính sách để người nông dân không rơi vào tình cảnh bần cùng hóa, kêu trời trời không thấu, kêu đất đất chẳng nghe
Nguồn: Theo SaigonTimes
“Các đồng chí nhớ hôm chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, đại biểu đã đề cập chuyện con gà, quả trứng bị thu mười mấy loại phí. Bộ trưởng thừa nhận đại biểu nói đúng, thu phí này phí kia là không cần thiết. Một con gà mà bị đè ra thu đến 14 loại phí, trời đất ơi!” (Tuổi Trẻ Online)
Cũng tại cuộc thảo luận, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cũng cung cấp một con số thông kê lạnh lùng: “Như với riêng nông nghiệp, vừa qua đã rà soát bỏ nhiều loại song vẫn còn 937 khoản phí và 90 lệ phí. Con số này là quá lớn”, theo Vnexpress; và “Như câu chuyện với quả trứng thì đúng là rất buồn cười, kiểu đếm trứng ăn tiền.”
Trước đó vài ngày, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) công bố kết quả khảo sát “Tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu và thay đổi trong nông thôn Việt Nam”, đưa ra một thực trạng không tươi sáng: người nông dân Việt Nam vẫn đang đối diện với đói nghèo, mức GDP bình quân đầu người của người dân sống ở nông thôn Việt Nam thấp, chỉ hơn Campuchia; bộ mặt nông thôn có thay đổi nhưng chất lượng sống và cơ hội phát triển của người dân vẫn còn kém. Những đề xuất mà nhóm nghiên cứu này nêu ra là Chính phủ cần có chính sách phát triển giáo dục, đầu tư nguồn nhân lực, tăng cường sử dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất, loại bỏ rào cản về quản lý đất đai…
Rất nhiều đề xuất căn bản thuộc về cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp được nêu ra, điều mà lẽ ra ở một đất nước nông nghiệp như Việt Nam (có 2/3 người dân cư trú ở nông thôn và tỉ lệ dân số làm nông nghiệp vẫn chiếm 70%) tưởng phải trang bị từ rất sớm để làm bệ đỡ ổn định và an toàn cho nền kinh tế và an sinh.
Vậy mà câu chuyện không tổ chức được đầu ra hợp lý – được mùa mất giá, được giá mất mùa - và chuyện sử dụng phân bón, chất hóa học độc hại trong sản xuất hàng chục năm qua luôn là vấn đề thời sự lặp đi lặp lại.
Bên cạnh đó, sức ép của quá trình đô thị hóa cùng với diện tích đất canh tác sản xuất ngày càng thu hẹp, chế độ hỗ trợ an sinh, phúc lợi cộng đồng vẫn còn khoảng cách rất xa với những đô thị, tác động xấu của biến đổi khí hậu đến sản xuất, cộng với việc người dân phải gánh hàng trăm loại sưu cao thuế nặng một cách phi lý dẫn đến áp lực sống ở những vùng quê yên bình ngày càng gia tăng. Chỉ theo dõi qua thông tin truyền thông hằng ngày, có thể cảm nhận sự “bần cùng sinh đạo tặc” đã diễn ra ở các tỉnh thành. Tại các vùng quê, nạn trộm cắp, ma túy, giết người man rợ… đang xảy ra với tần suất cao. Bức tranh văn hóa, giáo dục và an ninh xã hội ở nông thôn tiệp màu với quan cảnh kinh tế nông thôn.
Câu chuyện mà ông Chủ tịch Quốc hội “kêu trời” cho thấy một sự bất cập tồn tại nhiều năm nay làm nên diện mạo buồn của nông thôn mà ngay cả những người có quyền, đề ra những khoản phí phi lý kia chỉ biết tăng cường khả năng tận thu nhưng cũng không quản lý hết, đưa đẩy đời sống dân sinh đến rất nhiều hệ lụy khác.
Báo cáo khảo sát của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) và tiếng kêu trời của ông Chủ tịch Quốc hội là hai sự kiện rơi cùng một thời điểm, chúng độc lập với nhau, song sâu xa lại buộc chúng ta phải suy nghĩ về việc cần gỡ xuống những khẩu hiệu phát triển nông nghiệp nông thôn đầy sáo rỗng; có những chấn chỉnh quyết liệt, cụ thể về chính sách để người nông dân không rơi vào tình cảnh bần cùng hóa, kêu trời trời không thấu, kêu đất đất chẳng nghe
Nguồn: Theo SaigonTimes
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét