Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015


Nguyễn Khắc Mai - Sự Thật Những Suy Nghĩ Của Dân

Đăng bởi Trung Lập on Thứ Tư, ngày 01 tháng 7 năm 2015 | 1.7.15





(Lại hầu chuyện Anh Tư Sang)


Kính thưa anh Tư,


Tôi rất hứng thú theo dõi, đọc tin gặp mặt cử tri của Anh, mỗi lần chuẩn bị họp hay đã họp xong kỳ họp Quốc hội. Bao giờ tôi cũng bắt gặp môt ý kiến đáng phải suy nghĩ của Anh, điều mà những anh Trọng, anh Hùng không có được, trừ cái lần hy hữu khi anh Trọng khẳng định “trăm năm nữa cũng không có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện” mà tôi bình luận rằng, như thế là chỉ có một thứ chủ nghĩa xã hội không “hoàn”, tức là vẫn méo mó, đầy lỗ hổng, lại không “thiện” tức là vẫn chỉ là ác mà thôi. Phần lớn những cuộc nói chuyện của họ là rất nhạt. Anh biết không, cái “nhạt” là một phạm trù rất đặc sắc trong văn chương, thi ca. Còn cái nhạt trong chính trị thì phải nói là vô bổ, tốn tiền, tốn thì giờ và nhất là tốn tín nhiệm, nghĩa là ném tín nhiệm đi một cách rất vô…(nghĩa, vô văn hóa, vô lương…)

​Hà Nội chưa phát hiện trường hợp nào tham nhũng qua tự kiểm tra


CHẾT CƯỜI! QUAN CHỨC HÀ NỘI KHÔNG AI NHẬN MÌNH THAM NHŨNG


​Hà Nội chưa phát hiện trường hợp nào tham nhũng qua tự kiểm tra

Báo Tuổi trẻ
29/06/2015 11:08 GMT+7


TTO - Nội dung trên được nêu trong báo cáo của UBND thành phố Hà Nội về công tác phòng chống tham nhũng sáu tháng đầu năm 2015.


Trong báo cáo gửi HĐND thành phố Hà Nội trước kỳ họp thứ 13 dự kiến khai mạc trong tuần tới, UBND thành phố Hà Nội cho biết tình hình tham nhũng trên địa bàn Hà Nội vẫn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn, tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực quản lý sử dụng đất đai, xây dựng cơ bản, ngân hàng, tài chính, thuế.

Đáng lưu ý, theo báo cáo của thành phố Hà Nội về kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng qua hoạt động tự kiểm tra nội bộ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị… dù đã được chỉ đạo, giao nhiệm vụ, nhưng trong sáu tháng đầu năm 2015 chưa phát hiện trường hợp nào có dấu hiệu tội phạm tham nhũng.

UBND thành phố Hà Nội cũng cho biết trong sáu tháng đã thực hiện 150 cuộc thanh tra, đã kết luận 78 cuộc, trong đó nội dung thanh tra tập trung vào thanh tra trách nhiệm thủ trưởng các đơn vị trong việc thực hiện công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực: quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng, tài chính ngân sách.

Qua thanh tra đã phát hiện sai phạm 71,4 tỉ đồng; kiểm điểm trách nhiệm và rút kinh nghiệm đối với 11 tập thể và 28 cá nhân thiếu trách nhiệm, buông lỏng công tác quản lý dẫn đến sai phạm, xử phạt vi phạm hành chính 25,3 tỉ đồng, kiến nghị chuyển cơ quan điều tra sáu vụ.

Cũng theo UBND thành phố Hà Nội, trong sáu tháng đầu năm 2015, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã xét xử 13 vụ với 35 bị cáo, trong đó tội tham ô tài sản có ba vụ với sáu bị cáo, tội nhận hối lộ có ba vụ với 18 bị cáo, tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản có bốn vụ với 52 bị cáo, tội lạm quyền trong thi hành công vụ có bảy vụ với 27 bị cáo.

XUÂN LONG

Tin NÓNG: BÀ CON DÂN OAN CÁC TỈNH BIỂU TÌNH TẠI HÀ NỘI


Tin NÓNG: BÀ CON DÂN OAN CÁC TỈNH BIỂU TÌNH TẠI HÀ NỘI




Sáng nay, ngày 30-6-2015, bà con dân oan ba miền hiện đang kêu kiện tại Hà Nội đã đồng lòng đồng loạt biểu tình và tuần hành trên các tuyến phố Hà Nội, bắt đầu là Vườn hoa Quốc Tử Giám.


Anh Trịnh Bá Tư, con trai thứ của ông bà Trịnh Bá Khiêm - Cấn Thị Thêu ở Dương Nội, mặc dù mắt vẫn còn rỉ máu kể từ hôm đi đón bố ở Trại giam số 6 Bộ Công an bị an ninh và côn đồ đánh đập dã man, vẫn không khuất phục trước bạo quyền tiếp tục cùng dân oan 3 miền đấu tranh tố cáo tội ác của công an, chính quyền.


Ông Trịnh Bá Khiêm, sau ít ngày rời nhà tù với án oan sai tày đình cũng có mặt trong đoàn biểu tình. Năm 2014 ông Khiêm & vợ là bà Thêu cùng nhân dân Dương Nội đứng lên giữ mảnh đất của chính Cha Ông để lại. Nhà cầm quyền đã bắt và buộc tội vợ chồng Ông Bà cùng một số người dân khác là: chống người thi hành công vụ...và cầm tù họ một cách trắng trợn!

Liên mạng "Lề dân" và Facebook đã thật sự làm ĐCSVN hoảng sợ


Liên mạng "Lề dân" và Facebook đã thật sự làm ĐCSVN hoảng sợ


Nguyễn Thạch






(Bài viết phản hồi Bộ trưởng TT/TT Nguyễn Bắc Son "Dùng Facebook để nói xấu Đảng, Nhà nước cần phải bị nghiêm trị")


Như lời tựa, tự nó đã nói lên rất nhiều. Điều mà tôi muốn nêu thêm ở đây là chúng ta (cư dân mạng) cùng những tác giả những bài viết lẫn "còm sĩ" cần luôn nhắc nhở lẫn nhau, bổ sung và quan trọng nhất là hãy bảo vệ cho nhau, đoàn kết hợp quần, tạo thành một quần thể trên không gian mạng tuy có vẻ là "ẢO" nhưng trên thực tế, quần thể này là những con người bằng da, bằng thịt, bằng suy nghĩ và hành động THẬT.

Việt Nam: Internet đang giết chết báo chí?


Việt Nam: Internet đang giết chết báo chí?

Đăng bởi Trung Lập on Thứ Ba, ngày 30 tháng 6 năm 2015 | 30.6.15



Ngày mới xuất hiện ở Việt Nam, Internet là một cái gì đấy rất “oách”, uy tín và đáng hãnh diện.


Những thông tin sẽ được bồi thêm một câu: “Đã đăng trên Internet” để tăng thêm độ tin cậy, với hàm ý rằng: Ở trên mạng là phải đúng!


Ngày nay, khi mạng Internet đã phổ biến, cụm từ “báo mạng” lại mang một sắc thái miệt thị không nhỏ. Nhưng, chính người vừa dùng từ “báo mạng” để coi thường lại chẳng bao giờ cầm đến một tờ báo giấy.


Báo chí Việt Nam có phải đang ở đáy của sự phát triển?

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

Rất nhỏ và rất lớn


Tương Lai - Rất nhỏ và rất lớn

Đăng bởi Trung Lập on Thứ Hai, ngày 29 tháng 6 năm 2015 | 29.6.15

Rất nhỏ thì như đảo quốc Singapore. Diện tích chỉ cỡ huyện Cần Giờ của TP HCM, với dân số hơn 5,2 triệu người. Thế nhưng bình quân thu nhập tính trên đầu người của họ thì gấp 30 lần nước ta. Người ta đưa ra một con số thật chua chát rằng nếu họ cứ “kiên trì” đứng yên tại chỗ như ta kiên trì lập trường xã hội chủ nghĩa thì cũng phải 158 năm nữa nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ta mới đuổi kịp họ!



Nhưng đâu chỉ thu nhập đầu người! Nước có thu nhập đứng thứ ba thế giới này cũng là nước được xếp hạng cao trên các lĩnh vực giáo dục, chăm sóc sức khoẻ và đặc biệt là sự minh bạch của guồng máy quản lý và tính cạnh tranh kinh tế! Vậy mà vào trước sau 1975, bình quân thu nhập của người dân quốc đảo này cũng thấp như dân mình buổi ấy!


Dõi theo lễ khai mạc rồi lễ bế mạc SEA Games do Singapore đăng cai mà báo chí trong, ngoài nước đều đồng thanh tán thưởng đây là kỳ SEA Games thành công nhất trong lịch sử những ngày hội thể thao các nước Đông Nam Á từng tổ chức, càng cảm phục đất nước của ông Lý Quang Diệu. Những người tham dự ngày hội thể thao này phải thốt lên hai tiếng “siêu việt” về trình độ tổ chức của nước chủ nhà. Không chỉ về ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ cao mà thời đại đạt được, họ còn chu đáo đến từng chi tiết, thể hiện được bản sắc văn hoá trong những ứng xử nhuần nhuyễn và tế nhị.

Khí phách Trần Quang Cơ


Khí phách Trần Quang Cơ

BBC
TS Đinh Hoàng Thắng
Gửi cho BBCVietnamese.com từ Hà Nội
29-06-2015

Ông Trần Quang Cơ (ở giữa, complet màu tối) đã tham gia quá trình bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ
Chắc hẳn nhiều người còn nhớ buổi giao ban năm ấy… Với sắc mặt thất thần, ông Trần Quang Cơ gần như gào to giữa phòng họp: “Mọi người biết không, người ta sắp cắt thủ cấp Nguyễn Cơ Thạch để dâng cho nước ngoài rồi”.



Đoán “triều đình” có biến, lũ chúng tôi (những đứa lần đầu được dự giao ban), chẳng ai bảo ai, im thin thít. Tôi cố gắng tập trung vào “Bản tin A” (*) nhưng đầu óc thì nghĩ mông lung.
Không tham quyền cố vị
Trước tháng 12/1986, đại sứ Trần Quang Cơ được Bộ triệu tập về họp. Khi trở sang nhiệm sở (Bangkok), ông kể lại với một cán bộ tâm phúc về quyết định của “anh Thạch” dự kiến điều ông về nước làm thứ trưởng ngoại giao và giới thiệu ông vào Ban Chấp hành TƯ Đảng.
Ông lưỡng lự trước đề nghị của Bộ trưởng và tâm sự: “Với cơ chế của ta thì không thể làm việc được”. Sợ ông từ chối cái ghế nhiều người đang mơ ước, cán bộ tâm phúc ấy nói với ông rằng, anh nên nhận lời anh Thạch. Cố nhiên, anh không đi thì “chợ vẫn đông”, nhưng anh làm sẽ tốt hơn khối người khác.
Thế mới biết, tại sao năm 1991, rồi năm 1993 ông lại đề nghị được rút khỏi danh sách Ban Chấp hành TƯ. Đặc biệt và có thể nói vô tiền khoáng hậu (xin lỗi nếu có ngoại lệ), ông từ chối cả cái ghế Bộ trưởng Bộ Ngoại giao khi Tổng Bí thư Đảng đã có quyết định.

KHI CHỦ QUYỀN ĐẤT NƯỚC TIẾP TỤC BỊ XÂM PHẠM


KHI CHỦ QUYỀN ĐẤT NƯỚC TIẾP TỤC BỊ XÂM PHẠM
Nguyễn Khắc Phê



Lính Trung Quốc chiếm
đá Chữ Thập ở Trường Sa

Chúng ta cũng đều biết, Đảng và Nhà nước ta - từ các vị lãnh đạo cao nhất cho đến các cơ quan chuyên môn - luôn khẳng định “Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam”, chứ không có một ai chấp thuận nhượng (bán) hai quần đảo đó cho Trung Quốc. Và như vậy, trước tình hình nói trên, khi đề cập đến vấn đề bảo vệ chủ quyền của đất nước, thì cần phải viết như sau mới chính xác: … “chủ quyền của đất nước tiếp tục bị xâm phạm một cách trắng trợn…” thay vì viết “…chủ quyền được giữ vững…” như báo cáo Chính phủ.




Trong báo cáo của Chính phủ trước kỳ họp Quốc hội đang diễn ra tại Hà Nội, khi đề cập đến an ninh quốc gia, có đoạn viết: “…chủ quyền được giữ vững…” . 5 chữ này cũng đã được lặp đi lặp lại nhiều lần trong các báo cáo quan trọng khác ở nhiều cấp, nhiều ngành.

Chúng ta đều biết, trong hoạch định chính sách, nếu nhận định tình hình sai thì không thể có giải pháp đúng. Và ai cũng biết tình hình ngày càng nóng bỏng ở Biển Đông, nhất là từ khi Trung Quốc ngang ngược bồi đắp các đảo chiếm giữ trái phép của Việt Nam ở Trường Sa để xây sân bay và các công trình kiên cố, coi khinh mọi lời phản đối của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam. Gần đây, họ còn trắng trợn ra lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông và chuyển cả pháo lên các “đảo” mà họ vừa bồi đắp một cách trái phép.

Thứ hòa bình viển vông, vô trách nhiệm


VNTB - Thứ hòa bình viển vông, vô trách nhiệm


Nguyễn Văn Nghĩa (VNTB) Tờ báo dân tộc chủ nghĩa Trung Quốc, được sự chống lưng của Đảng Cộng sản Trung Quốc – Thời báo Hoàn Cầu trong tin bài về sự kiện Trung Quốc sẽ đánh dấu 70 năm kết thúc cuộc chiến tranh thế giới thứ II tại châu Á bằng cuộc diễu binh trên quảng trường Thiên An Môn đã nhấn mạnh rằng, "Trung Quốc sẽ chia sẻ trách nhiệm toàn cầu hơn nữa" và thời điểm hiện nay, chính là thời điểm mà Trung Quốc "đóng góp cho hòa bình thế giới."


Tất nhiên, tờ báo này không quên nhắc lại, đó không phải là lời nói ngoại giao, mà sự lớn mạnh của Trung Quốc chính là sự đảm bảo đó là một cam kết mang tính tôn trọng, thúc đẩy quan điểm "win - win" trên thế giới.


Cách nói của Thời báo Hoàn cầu không khác gì với quan điểm "trỗi dậy hòa bình" mà chính quyền Bắc Kinh thường riêu rao với thế giới bên ngoài để che đậy các hành vi sai trái của mình, nhất là việc nước này "quyết đoán" trong yêu sách chủ quyền lãnh hải tại Biển Đông, bất chấp luật pháp quốc tế và sự chồng lấn chủ quyền với các nước láng giềng.

Nhóm lợi ích và sức ỳ của bộ máy


Nhóm lợi ích và sức ỳ của bộ máy

Giám đốc Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Nguyễn Xuân Thành.

“Để thực thi được cải cách đòi hỏi quyết tâm chính trị, và một hình thức liên minh các lực lượng muốn thúc đẩy cải cách” – Giám đốc Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Nguyễn Xuân Thành.


Nhóm tác giả PGS.TS Phạm Duy Nghĩa, TS Huỳnh Thế Du và ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã ngồi lại cùng nhau để nhằm tìm ra nguyên nhân và giải pháp khả thi cho thực trạng này. Đây cũng là nhóm tác giả tham gia thực hiện báo cáo tư vấn chính sách cho Chính phủ Việt Nam mới đây mang tựa đề: “Cải cách thể chế ở Việt Nam – từ tầm nhìn tới thực tiễn”. Báo cáo này được thực hiện trong khuôn khổ hợp tác giữa Đại học Harvard, Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc và Chính phủ Việt Nam.


Dự án vô bổ vẫn cố làm

Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

Trần Quang Cơ, một cái tên đã thành danh


Trần Quang Cơ, một cái tên đã thành danh

Đăng bởi Hai Hoang Van on Chủ Nhật, ngày 28 tháng 6 năm 2015 | 28.6.15

MỘT CÁI TÊN ĐÃ THÀNH DANH: TRẦN QUANG CƠ


Tuy từ chối chức bộ trưởng Ngoại giao, ông Trần Quang Cơ vẫn là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất lên đường lối đối ngoại của Việt Nam - không phải bằng quyền lực, chức vụ mà bằng những gì ông bạch hóa trong cuốn Hồi Ức & Suy Nghĩ được "leak" ra hồi cuối thập niên 1990s.


Năm 1991, ông Nguyễn Cơ Thạch chịu nhiều áp lực phải rời khỏi chính trường. Chiếc ghế bộ trưởng ngoại giao được chuẩn bị cho ông Trần Quang Cơ nhưng ông từ chối. Khi Quốc hội đã nhóm họp, ông Trần Quang Cơ vẫn "công tác" ở Lào. Ông Đỗ Mười tưởng ông Cơ "đòi" cái ghế ủy viên Bộ chính trị nên hứa là nếu ông Cơ nhận, Trung ương sẽ bổ sung. Ông Cơ kiên quyết từ chối.



Ông Trần Quang Cơ

Thật tình cờ, tôi nhận được điện thoại của đại sứ Đinh Hoàng Thắng báo ông Trần Quang Cơ đồng ý trả lời phỏng vấn khi đang ở trong Thành phỏng vấn Tướng Lê Đức Anh. Phải ngồi với cả hai mới thấy được sự khác nhau giữa họ về nhân cách, tầm nhìn; sự khác nhau giữa tham vọng quyền lực và lòng yêu quê hương đất nước.

Nước còn hay mất?


Song Chi - Nước còn hay mất?

Đăng bởi Trung Lập on Chủ Nhật, ngày 28 tháng 6 năm 2015 | 28.6.15

Bàn đến hiểm họa Trung Quốc, nhiều người cho rằng thời đại bây giờ có lẽ cũng khó có chuyện một quốc gia nào đó ngang nhiên đem quân đánh chiếm nước khác sau đó công khai áp đặt sự đô hộ hay cai trị của mình lên quốc gia đó như thời xưa, hay thậm chí như thực dân, đế quốc trước đây. Cùng lắm là đánh chiếm một phần lãnh thổ của nước khác, điều mà nước Nga của Putin đã làm với Crimea của Ukraine, là ví dụ gần đây nhất.



Song Chi

Vì thế, chuyện Trung Cộng sẽ đem quân xâm lược Việt Nam, biến VN thành một quận huyện của Trung Quốc như trong quá khứ là khó có thể xảy ra. Thế giới chắc chắn không thể để yên cho một hành động ngạo ngược như vậy và Trung Cộng có nhiều thứ để mất nếu hành động chống lại cả thế giới.

10 điều kỳ lạ về kinh tế Trung Quốc


10 điều kỳ lạ về kinh tế Trung Quốc

Đăng bởi Trung Lập on Chủ Nhật, ngày 28 tháng 6 năm 2015 | 28.6.15



Trung Quốc tịch thu hơn 100.000 tấn thịt trữ đông hơn 40 năm. (Ảnh: Yahoo)


Tại Trung Quốc xuất hiện một số lĩnh vực kinh doanh hay cách quản lý, đầu tư được cho là rất kỳ lạ so với các nền kinh tế thông thường khác trên toàn thế giới. Dưới đây là một số ví dụ điển hình:

Khi Khổng giáo là công cụ đắc lực cho sự cai trị chế độ


VNTB - Khi Khổng giáo là công cụ đắc lực cho sự cai trị chế độ


Đào Đức Thông (VNTB) Khi làm Cách mạng vô sản, những người Cộng sản Trung Quốc và Việt Nam coi Khổng tử và triết lý của ông là những thứ rác thải của chủ nghĩa phong kiến ngu dân, là thứ triết học phản Cách mạng. Những người Cộng sản giảng giải rằng sự thấm nhuần những tư tưởng của Khổng giáo và Phật giáo khiến giai cấp vô sản tại hai nước đã không dám đứng đấu tranh giai cấp thống trị phong kiến, và cam chịu làm nô lệ. Nói cách khác, Khổng giáo lúc đó được coi là trở ngại chính trong con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, là kẻ thù của cách mạng vô sản.


Khi Khổng giáo gặp gỡ chủ nghĩa Cộng sản


Trong khi Khổng giáo kêu gọi mọi người tôn trọng trật tự xã hội, thì chủ nghĩa Cộng sản kêu gọi người dân lật đổ, đảo lộn mọi thứ để xây dựng nên một xã hội hoàn toàn mới của loài người.

Một ngàn bốn trăm mười lăm tỷ đồng là bao nhiêu tiền thuế của dân?


VNTB - Một ngàn bốn trăm mười lăm tỷ đồng là bao nhiêu tiền thuế của dân?


Nguyễn Cao (VNTB) Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 454/QĐ-TTg, về "Hỗ trợ 1.415.723 triệu đồng (một ngàn bốn trăm mười lăm tỷ, bảy trăm hai mươi ba triệu đồng) cho các địa phương (theo phụ lục đính kèm) từ dự toán chi quản lý hành chính của ngân sách trung ương năm 2015 để tổ chức đại hội Đảng các cấp ở địa phương như đề nghị của Bộ Tài chính tại công văn số 3079/BTC-NSNN ngày 10 tháng 3 năm 2015"."

1 ngàn tỉ được phân chia cho các địa phương để "hỗ trợ tổ chức ĐH Đảng các cấp năm 2015"

Luật Ngân sách Nhà nước 2002 và Điều 3 Nghị định 60/2003/NĐ-CP, cho phép dùng tiền thu thuế để "chi thường xuyên hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam" (Điều 3.2.đ, Nghị định 60/2003/NĐ-CP).


Vậy 1.000 tỷ đồng là nhiều đến đâu?

Di sản thứ trưởng ngoại giao Trần Quang Cơ: "tư duy chính trị xơ cứng đã giam giữ nước ta"


VNTB - Di sản thứ trưởng ngoại giao Trần Quang Cơ: "tư duy chính trị xơ cứng đã giam giữ nước ta"

L.T.S. (VNTB) Thông tin ngày 28/06 của TTXVN cho biết, ông Trần Quang Cơ, nguyên Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Khóa VI, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII, nguyên Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao, đã từ trần hồi 23 giờ 45 phút ngày 25/6 tại Hà Nội, thọ 89 tuổi.

Ông [Trần Quang Cơ] được biết nhiều đến qua tập hồi ký "Hồi ức và suy nghĩ" được truyền tải trên mạng internet vào năm 2003, Hồi ký ghi lại nói về các sự kiện ngoại giao thời hậu chiến. Từ các cuộc đàm phán về bình thường hóa quan hệ với Mĩ (1975-78), đến cuộc thương lượng giải quyết vấn đề Campuchia (thập niên 80-90)... Ông cũng chính là người từ chối giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao vì lý do "sức khỏe" và rút ra khỏi Ban chấp hành T.Ư Đảng vào cuối năm 1993

“Nếu chúng ta nói rõ cái gì của ai thì đất nước đã khác”


TS Phạm Duy Nghĩa: “Nếu chúng ta nói rõ cái gì của ai thì đất nước đã khác”

Đăng bởi Hai Hoang Van on Chủ Nhật, ngày 28 tháng 6 năm 2015 | 28.6.15

Tiến sỹ Phạm Duy Nghĩa đã có bài thảo luận về quyền sở hữu tại một hội thảo do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức vào ngày 25-6. Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online lược ghi.


Điều gì đã cản trở Việt Nam trong 20 năm vừa rồi không thể phát triển? Thực ra, trong 30 năm vừa rồi, mình cải cách nửa chừng, giúp đất nước phát triển, nhưng cũng làm đất nước vướng nhiều cái do mình làm không đến nơi đến chốn….



TS Phạm Duy Nghĩa.

Nền kinh tế tư nhân chia thành hai loại. Một loại giàu lên rất nhanh. Ngay như điểm tin sáng nay cũng thấy, có đại gia ôm hàng trăm tỉ tiền mặt vào Phú Quốc mua đất. Sự giàu có của một bộ phận tư nhân gắn bó với sân sau, với những người có quyền phân chia đất. Như vậy, có một bộ phận tư nhân phát triển rất tốt, tốt một cách không tin được. Nhưng có một bộ phận tư nhân khác, tức hàng trăm, hàng ngàn doanh nghiệp tư nhân chết mà không chết được, teo tóp đi.

Ý kiến anh tài xế taxi


Ý kiến anh tài xế taxi

Đăng bởi Hai Hoang Van on Chủ Nhật, ngày 28 tháng 6 năm 2015 | 28.6.15

"Anh ta nói ngày xưa đất ở đây chỉ là đồng ruộng thôi, rồi cái tay đại gia này vào, dùng uy thế hay quyền thế để xua đuổi người dân, rồi xây dựng lên một thành phố trong thành phố và giàu thêm, còn người dân và mồ mả bao đời ở đây thì bị dạt ra ngoài thành phố."


Hình minh họa

Tôi thích trò chuyện và nghe ý kiến của giới tài xế taxi. Những ý kiến, những trăn trở của họ có thể ví như là một nhiệt kế thời sự. Hôm qua, đón chiếc taxi hiệu TN ở trung tâm Hà Nội về khách sạn, và có dịp nghe những ý kiến của anh tài xế trẻ làm mình có nhiều … tâm tư.


Bước lên xe, nghe giọng Nam kì của tôi, anh ta hỏi một cách dè dặt: bác từ trong Nam ra? Tôi gật đầu, và vui vẻ thêm rằng đáng lí ra người trong ấy nói giọng Bắc, nhưng chắc do đột biến nên giọng nói cứ phai dần từ Hà Lội, chuyển hoá sang trọ trẹ ở Quảng Bình, Huế, nẫu ở Đà Nẵng, Bình Định, Nha Trang, và dịu dần cho tuốt đến Cà Mau thì mất luôn âm hưởng Bắc kì. Anh ta cười lớn, thấy tôi có vẻ vui tính, nên nói đủ thứ chuyện trên trời dưới đất, làm cho chuyến đi xa trở nên ngắn lại.


Anh ta hỏi tôi nghĩ gì về Hà Nội. Được hỏi bất ngờ làm tôi suy nghĩ một phút. Tôi nói cảm nhận cá nhân của tôi là (1) Hà Nội hơi chật hẹp, không gian có vẻ ngột ngạt; (2) bất tiện ban đêm vì sau 10 giờ tối thì hàng quán ăn uống đóng cửa; (3) khó tìm chỗ nghe nhạc sống, thậm chí khó tìm giải trí bình dân “hát cho nhau nghe” theo kiểu Sài thành; (4) người dân có vẻ thiếu tính thân thiện, nhìn khách một cách dò xét, và khi họ đội nón cối xanh nữa thì trông rất lạ, nhưng trong thực tế họ lại thân thiện; (5) mấy cô Hà thành hình như có xu hướng mang giầy cao gót với độ cao cao hơn và dốc hơn mấy cô Sài thành, và như thế là nguy hiểm vì khi té là dễ bị gãy xương …


Tôi nói chưa hết những cảm nhận của tôi thì anh ta chen vào nói một mạch như vừa giải thích, vừa giải toả những bức bối nội tâm. Anh nói không chỉ Hà Nội mà những nơi khác ngoài Bắc cũng rất chật hẹp và ngột ngạt, và đó chính là lí do nhiều người ngoài Bắc bỏ quê vào Nam lập nghiệp, rồi khi định cư trong Nam thì họ không về Bắc mà gọi Nam là quê hương luôn. Anh ta chỉ ra một sự thật: Bác có thấy dân Nam ra ngoài này và gọi nơi này quê hương không?


Bằng một giọng nói Bắc kì trầm bổng, bỏ dấu đâu ra đó, và cách lập luận chặt chẽ, tôi chợt nghĩ đến hay là anh chàng này là sinh viên tốt nghiệp đại học mà không có việc làm nên làm nghề lái taxi. Nghĩ thế tôi nhìn anh tài xế cho kĩ hơn. Thấy anh ta còn trẻ, chưa đầy 30, người có vẻ ốm yếu nhưng làn da nâu có lẽ do ngồi taxi tối ngày, mắt sáng, ăn mặc đàng hoàng. Tôi đón xe một cách ngẫu nhiên, chứ không qua ai đó gọi đến, nên tôi nghĩ khả năng cao anh ta không phải là “DLV”. Tôi cảm thấy yên tâm.


Rồi anh ta nói tiếp điểm thứ hai. Anh nói rằng thật ra, Hà Nội cũng có những điểm ăn tối đấy, và họ cũng mở đến 3 giờ sáng, nhưng phải là dân địa phương mới biết. Anh ta thêm rằng nhưng những quán như thế thường không có “đèn sáng” như khu Nguyễn Trãi ở Sài Gòn. Còn nghe nhạc thì anh ấy nói cũng có chỗ luôn, nhưng phải nhờ người sành điệu mới biết. Anh ta cho biết dân Hà thành không có dịch vụ kiểu “hát cho nhau nghe” như trong Sài Gòn. Rồi anh ta khuyên tôi không nên đến mấy chỗ nghe nhạc ban đêm, vì … chẳng có gì hay.


Đến điểm thứ 4, anh ta phản đối tôi. Anh nói rằng người dân ngoài này có thói sống 2 mặt. Ngoài mặt họ thân thiện với bác, đằng sau họ không ưa bác đâu. Này, cháu là dân Hà Tây, Bắc kì 100% nhé, mà cháu cũng cảm thấy không thích cái thói đó. Bác lịch sự quá, cháu làm nghề này và nghe dân Nam ra đây chửi chúng cháu là quân ăn cướp, chặt chém các bác ấy, nhưng cháu cũng phải công nhận các bác ấy nói có phần đúng đấy. Tôi phải vận dụng kĩ năng ngoại giao và nói với anh ấy rằng ở Hà Nội, cũng như ở Sài Gòn, có người thế này thế kia, tôi thì không nghĩ đồng hương ngoài này là “quân ăn cướp”, vì nếu nói ăn cướp thì trong Sài Gòn mới đúng là ăn cướp và còn nguy hiểm nữa. Anh ta không chịu và phản biện: không, ăn cướp trong ấy là manh động và qui mô nhỏ, còn ăn cướp ngoài này là qui mô lớn và êm ái, bác à. Lần đầu tiên tôi nghe khái niệm “ăn cướp êm ái”!


Như để minh hoạ, anh ta đưa tay chỉ về hướng thành phố do một đại gia tỉ phú USD xây, anh ta nói: đấy, đó là ăn cướp đấy bác. À, thì ra, anh chàng này nói ăn cướp theo cái nghĩa rộng hơn. Anh ta nói ngày xưa đất ở đây chỉ là đồng ruộng thôi, rồi cái tay đại gia này vào, dùng uy thế hay quyền thế để xua đuổi người dân, rồi xây dựng lên một thành phố trong thành phố và giàu thêm, còn người dân và mồ mả bao đời ở đây thì bị dạt ra ngoài thành phố. Anh ta nói một mạch, rồi hỏi tôi: bác có biết vụ cướp đất ở Hưng Yên không? Tôi chạy một cái scan trong não và chưa nghĩ ra vụ nào, nên lắc đầu. Anh ta nói rằng ở Hưng Yên có một đại gia là anh của đại gia anh ta vừa nói đến đó mua đất giá rẻ mạt, sau đó một đại gia khác đến mua đất giá đắt hơn chút, và thế là người dân biết mình bị lừa, nhưng biết thì đất đã mất rồi và họ trở thành “dân oan”. Anh ta nói say sưa, như anh ta chính là nạn nhân hay là một dân oan vậy.


Tôi thấy anh ta có vẻ biết nhiều chuyện, nên hỏi anh ta nghĩ gì về chuyện Biển Đông. Anh ta có những phát biểu chứng tỏ rõ ràng anh ta đọc báo lề dân hơi nhiều. Anh ta nói rằng VN chúng ta sẽ có nguy cơ cao bị Bắc thuộc lần nữa. Rồi anh ta tỏ vẻ tiếc nuối thời xa xưa. Anh nói tư tưởng của cụ Hồ là đúng đấy, nhưng các bác sau này chẳng ai làm theo cụ Hồ nên đất nước ra nông nổi này. Đột nhiên, anh ta nói như so sánh rằng cái chính quyền VNCH ấy nó phản dân hại nước chạy theo Mĩ nên cũng chả ra gì. Tôi tò mò hỏi anh ấy là anh đi đến nhận định cái chính quyền phản dân hại nước và tay sai đó từ đâu, thì anh ta cười nói: dạ, cháu chỉ đọc sách báo thôi ạ. À, câu này giải thích tại sao em ấy là fan của tư tưởng cụ Hồ.


Cuộc trò chuyện càng lúc càng hào hứng, nhưng rồi cũng đến lúc chia tay. Xe trờ đến khách sạn, cuộc trò chuyện phải tạm chấm dứt. Tôi đưa tiền cho anh ấy và dặn làm chẵn, coi như một cách tặng thêm cho anh ta hai chục ngàn để nuôi vợ con (hay bồ bịch). Anh ta thối tiền đàng hoàng, và thấy tôi kín đáo đếm tiền, anh ta nói đùa: bác cẩn thận coi chừng bọn Hà Nội ăn cướp tiền đó nhé. Tôi cười lớn, vỗ vai anh ta, rồi nói lời tạm biệt, chúc anh ta nhiều may mắn trong một cái nghề khác thích hợp hơn với trí thông minh và tính hóm hỉnh của anh.

GS Nguyễn Văn Tuấn
27-06-2015

(FB. GS Nguyễn Văn Tuấn)

Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2015

TUYỆT MỆNH VỚI NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM


Nguyễn Duy: TUYỆT MỆNH VỚI NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM





Tuyệt mệnh với nền giáo dục Việt Nam

Nguyễn Duy
24-06-2015

THĐP
Bây giờ với tôi mọi thứ dường như đã mất đi cơ hội trong cuộc đời mình. Tri thức là điều thiết yếu của cuộc sống con người, nó vận mệnh cho sự phát triển hay suy đồi của một nền đất nước hay một cá nhân riêng. Thế nên đối với tôi, mọi sự thật rối rắm và tôi cảm thấy băn khoăn khi không biết phải lựa chọn điều gì tốt với bản thân mình, mọi việc đều không được tự do như những nền tri thức ngoại quốc mà tôi hay đọc trong sách, internet và trên tivi.

Giáo dục hiện thời dường như đạng tụt hậu không một chút đổi mới mà vẫn thích ràng buộc và tiêu diệt. Giáo dục là thước đo cho sự vượt bậc của con người, nhưng tôi đang sống trong một môi trường hiện nay ở Việt Nam được học, được chơi, được sống…. mọi thứ đều mang tính ganh đua và thích được danh vọng hơn bản thân của mình.

Luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân mãn hạn tù


Luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân mãn hạn tù



Luật Sư Lê Quốc Quân và vợ, ngày ra tù 27/06/2015.




Đón tù nhân
“Quân đã ra khỏi nhà tù và rất vui khi được gặp vợ, gặp em và bạn bè.”
Đó là lời của luật sư Lê Quốc Quân chia sẻ sau khi ra khỏi Trại giam An Điềm được 5 tiếng đồng hồ.


Quân đã ra khỏi nhà tù và rất vui khi được gặp vợ, gặp em và bạn bè.
-Luật sư Lê Quốc Quân
Đúng thời hạn theo bản án dành cho luật sư Lê Quốc Quân, sáng hôm nay một số thân nhân và những nhà hoạt động tại Việt Nam đến tại Trại giam An Điềm ở tỉnh Quảng Nam để đón ông.

Chế độ và niềm tin.


Người Buôn Gió - Chế độ và niềm tin.

Đăng bởi Trung Lập on Thứ Bảy, ngày 27 tháng 6 năm 2015 | 27.6.15

Chế độ nhà nước CHXHCN Việt Nam do Đảng cộng sản Việt Nam dựng lên có được niềm tin của nhân dân bây giờ không.?


Chắc chắn là không. Ngay cả đảng viên đảng cộng sản cũng không còn có niềm tin với cái chế độ ấy huống chi là nhân dân.



Đến cả lãnh đạo cao cấp nhất của ĐCSVN cũng phải cay đắng thú nhận sự thật mười mươi, không thể né tránh chuyện đảng cai trị đang mất niềm tin trong nhân dân. Tờ báo mạng lớn của Việt Nam là Vnexpress đã đưa ra một bài báo có tiêu đề " Niềm tin với Đảng đang bị thách thức "

Giới trí thức nhốt trong lồng


Giới trí thức nhốt trong lồng

Đăng bởi Trung Lập on Thứ Sáu, ngày 26 tháng 6 năm 2015 | 26.6.15

Một Trải Nghiệm Hơn 30 Năm Trước


“Người lao động trí óc mà không liên hệ với lao động chân tay thì chỉ mới là trí thức một nửa. Còn người lao động chân tay mà văn hoá kém, không biết lao động trí óc thì cũng là người không hoàn toàn, cũng chỉ được một nửa. Vì vậy, chẳng những người lao động trí óc và người lao động chân tay phải đoàn kết với nhau, mà mỗi người lao động trí óc muốn là người hoàn toàn phải có lao động chân tay và người lao động chân tay muốn là người lao động hoàn toàn phải vừa biết lao động trí óc, vừa phải biết lao động chân tay. Người trí thức phải biết làm lao động chân tay. Người công nhân, nông dân phải có trình độ văn hoá” (1).


Thưa các nhà trí thức, các anh chị nghĩ sao nếu chúng ta ngồi trong hội trường và nghe những lời rao giảng, chỉ dạy như trên?




Ông Nguyễn Hữu Vinh, người sáng lập trang anh Ba Sàm, bị cáo buộc 'lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước' theo điều 258 bộ luật hình sự.

11 tỷ đồng 'lót tay' quan chức đường sắt được giao ở đâu?


11 tỷ đồng 'lót tay' quan chức đường sắt được giao ở đâu?


Lần lượt 3 giám đốc của Ban Quản lý các dự án đường sắt Việt Nam đều biết cấp phó Phạm Hải Bằng tiếp nhận, sử dụng các khoản tiền nhận trái phép từ nhà thầu JTC (Nhật Bản) nhưng "không chỉ đạo chấm dứt".



Gần một năm điều tra vụ tiêu cực tại Ban quản lý các dự án đường sắt Việt Nam (RPMU), ngày 22/6, VKSND Tối cao ra cáo trạng đề nghị truy tố 3 người từng làm giám đốc PRMU cùng một phó giám đốc và 2 trưởng phó phòng về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.


Được phê duyệt từ tháng 2/2004, bốn năm sau dự án đường sắt đô thị số 1 (Yên Viên - Ngọc Hồi) mới chính thức được triển khai với tổng vốn đầu tư ban đầu 44.000 tỷ đồng.


Hơn 5 năm thực hiện, dự án đến nay dừng ở công đoạn chờ hoàn chỉnh thiết kế tổng thể.

Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015

Chữ kí của bộ trưởng GTVT


Chữ kí của bộ trưởng GTVT

Đăng bởi Hai Hoang Van on Thứ Bảy, ngày 27 tháng 6 năm 2015 | 27.6.15






Xin khấu đầu trước anh linh của Trần tiên sinh cho tôi lại mượn tựa đề nổi tiếng “vừa đi đường, vừa kể chuyện” của ngài để chia sẻ vài chuyện vui vui trên những nẻo đường quê hương. Tối qua, trong chuyến đi từ Vịnh Hạ Long về Hà Nội, tôi thấy một việc mà nghĩ đi nghĩ lại hơi tức cười …

GÓP PHẦN GIẢI BÀI TOÁN NGUYỄN THIỆN NHÂN


GÓP PHẦN GIẢI BÀI TOÁN NGUYỄN THIỆN NHÂN



Nguyễn Đình Cống



GS Nguyễn Đình Cống: "Nếu ông Nhân chấp nhận điều kiện, như trong dự thảo các văn kiện trình Đại hội XII ĐCSVN, là vẫn kiên định chủ nghĩa Mác Lê nin (CNML), vẫn theo con đường XHCN, thì tôi tin chắc rằng sẽ không tìm được lời giải đúng, nếu có ai đưa ra lời giải thì chắc đó chỉ là kết quả của một sự ngụy biện nhằm đánh lừa những người nhẹ dạ cả tin mà thôi, chứ không thể nào biến thành hiện thực được."

TÁT NƯỚC THEO MƯA


TÁT NƯỚC THEO MƯA

Nguyễn Đình Cống


GS Nguyễn Đình Cống: "Một số đại biểu quốc hội lớn tiếng đòi không tăng học phí. Theo dõi thái độ và giọng điệu của họ tôi thấy có 2 loại. Một loại có lòng tốt, thực sự lo lắng cho người nghèo nhưng vì suy nghĩ nông cạn, vướng vào ngụy biện mà không biết. Một loại khác là kẻ cơ hội, mị dân, muốn chứng tỏ ta đây vững vàng lập trường giai cấp vô sản, muốn chứng tỏ ta là đại biểu chân chính của người nghèo, ta có nhiệt tình, có lý luận, loại này thường to mồm. Tôi cũng chưa thấy có ai ở Quốc hội hoặc lãnh đạo Bộ Giáo dục phản bác lại quan điểm không cho tăng học phí."





Mưa ở đây là “ Bản kiến nghị về giáo dục” của 12 nhà khoa học trong nhóm
Đối thoại GD VN do GS Ngô Bảo Châu chủ trì. Đã từ lâu tôi cho rằng chủ trương học phí đại học thấp là sai nhưng chỉ mới vài lần trao đổi hẹp trong nhóm bạn bè mà chưa đưa ra công luận. Nay đọc thấy ý kiến trên trong bản kiến nghị nên xin “ tát nước theo mưa”, trình bày vài quan điểm.

Những người chủ trương học phí đại học thấp là muốn bảo đảm sự công bằng trong giáo dục, để cho con nhà nghèo vẫn học được đại học, như thế là hay, là đúng chứ sai ở chỗ nào.

Dịch xây “văn miếu”!


Dịch xây “văn miếu”!

Đăng bởi Trung Lập on Thứ Bảy, ngày 27 tháng 6 năm 2015 | 27.6.15



Văn miếu Hà Tĩnh được xây dựng trên diện tích 1,67 hécta, hiện mới xây được một vài hạng mục nhỏ. Ảnh: Đức Hùng.


Mới tháng 5, dư luận đã “hết hồn” vì văn miếu mọc lên ở Vĩnh Phúc, tuần rồi lại nghe tin một văn miếu khác cũng vừa mọc lên ở Hà Tĩnh (70 tỉ đồng). Liệu có còn những văn miếu nào nữa hay không? Vấn đề đặt ra, e rằng không chỉ ở vấn đề xây những cái miếu thờ... đó, mà là điều gì đã thôi thúc việc xây dựng nay đã là số nhiều đó.

Đối thoại với dân khó thế sao?


VNTB - Đối thoại với dân khó thế sao?

Đinh Liên tổng hợp (VNTB) Trên Facebook cá nhân của mình, vào ngày 25/06, nhà báo Phạm Đoan Trang đã đăng tải tường thuật lại chuyến đi làm việc của đại diện nhóm Vì Hà Nội Xanh với UBND TP. Hà Nội theo lời mời trước đó của chính quyền thành phố nhằm giải quyết vấn đề “liên quan đến bản yêu cầu giải trình đề án chặt hạ cây.”


Cô Đoan Trang cho hay, vào chiều ngày 23/06, hàng chục thành viên nhóm Vì một Hà Nội xanh đã đến Phòng tiếp công dân của UBND TP. Hà Nội.


Đến nơi chỉ có hai đại diện của nhóm là Cao Vĩnh Thịnh và Nguyễn Anh Tuấn được vào trong, và tại điểm tiếp dân, có “hàng chục công an sắc phục, an ninh thường phục, dân phòng, đổ ra canh chừng họ với cái nhìn gườm gườm và máy quay phim sẵn sàng.”





Khi có 4 người nữa thuộc nhóm Vì một Hà Nội xanh đi theo, thì lập tức "An ninh, công an và các công chức 'đầy tớ của dân' bu xung quanh họ, ra sức đuổi họ xuống tầng một."


Thậm chí, một an ninh thành phố còn túm cổ áo một bạn trẻ tên là Lưu Văn Minh và đe dọa "Mày thích gì? Mày liệu hồn đấy, tao mà gặp mày ở ngoài thì mày chết với tao," nhà báo Đoan Trang cho hay.


Trong buổi "tiếp dân", đại diện của UBND thành phố là ông Phạm Chí Công - Phó Chánh Văn phòng UBND TP đã "tung đòn phủ đầu" bằng việc lập luận luật: "Theo Điều 6, Nghị định 90 (tức là Nghị định 90/2013/NĐ-CP ngày 8/8/2013, quy định về trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao – NV), điều kiện để cơ quan nhà nước giải trình là vấn đề phải trực tiếp xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có đề nghị. Cho nên với cái nội dung này, chúng tôi không giải trình."

- Hành nghề luật tại VN


VNTB - Hành nghề luật tại VN: Nhát dao khai tử công lý và kẻ hành khất bị lưu đày
27/6/2015

Đào Đức Thông





(VNTB) - Tại đất nước Việt Nam, lẽ phải là một kẻ hành khất ăn xin khổ hạnh đã bị lưu đày ra đảo hoang. Nơi đây, chỉ còn hiển hiện những bàn tay quyền lực vô hình đầy tàn nhẫn và ác độc vươn khắp mà thôi.


Người luật sư, bảo vệ công lý tại Việt Nam luôn phải đối mặt với những thủ đoạn của lắm kẻ tiểu nhân, bỉ ổi và tiềm ẩn rất nhiều những hiểm nguy từ việc xung đột với lợi ích cai trị, với cường quyền tàn ác và lưu manh. Nghề luật sư ở Việt Nam là nặng nhọc và nguy hiểm, nhưng nguy hiểm thế nào thì chắc ít người biết, chỉ những người trong nghề mới rõ

Thứ Năm, 25 tháng 6, 2015

Giải trí với những chú Chó được huấn luyện

Giải trí với những chú Chó được huấn luyện

Hình ảnh đàn chó cảnh sát ngậm bát, xếp hàng để chờ được chia đồ ăn.




Những chú chó cảnh sát nghiêm túc xếp hàng thẳng tắp, trên miệng ngậm theo bát để chờ được chia thức ăn.

Hình ảnh những chú chó cảnh sát nghiêm chỉnh xếp hàng thẳng tắp, trên miệng ngậm theo bát để chờ được chia thức ăn khiến nhiều người dùng mạng thích thú.


Chó là loài động vật nổi tiếng có trí thông minh, tính trung thành và kỷ luật cao. Đặc biệt, những chú chó nghiệp vụ khi đã được trải qua quá trình huấn luyện lâu dài và nghiêm khắc thường có tính tự giác, kỷ luật cao hơn cả.





Những chú chó cảnh sát nghiêm túc xếp hàng thẳng tắp, trên miệng ngậm theo bát để chờ được chia thức ăn.

TƯỜNG TRÌNH CỦA NHÀ BÁO PHẠM CHÍ DŨNG


TƯỜNG TRÌNH CỦA NHÀ BÁO PHẠM CHÍ DŨNG


Công an yêu cầu TS Phạm Chí Dũng
chấm dứt hoạt động Hội Nhà báo Độc lập

Thụy My

RFI (21h02 - 25.06.2015)



Nhà báo Phạm Chí Dũng trong một cuộc biểu tình chống thái độ hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông năm 2014.DR

Sáng nay, 25/06/2015 vào khoảng 8 giờ Việt Nam, ông Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam đã bị khoảng 20 nhân viên công an cưỡng bức đưa lên xe đến cơ quan an ninh điều tra để « hỏi về các vấn đề liên quan đến vụ án ông Nguyễn Quang Lập ». Nhưng công an cũng đã yêu cầu ông Phạm Chí Dũng chấm dứt hoạt động trang Việt Nam Thời Báo của Hội Nhà báo Độc lập. Sau khoảng 8 giờ bị câu lưu và thẩm vấn, nhà báo Phạm Chí Dũng đã được trả tự do vào cuối giờ chiều hôm nay.

ĐI ĐÓN NGƯỜI THÂN, CẢ ĐOÀN DÂN OAN BỊ ĐÁNH HỘI ĐỒNG


RFA: ĐI ĐÓN NGƯỜI THÂN, CẢ ĐOÀN DÂN OAN BỊ ĐÁNH HỘI ĐỒNG




Anh Trịnh Bá Tư con trai của Ông Bà Trịnh Bá Khiêm - Cấn Thị Thêu cùng dân oan khiếu nại trước tòa năm 2014, và Trịnh Bá Tư bị đánh hội đồng hôm đi đón bố ngày 25 tháng 6, 2015

Đi đón tù nhân lương tâm Trịnh Bá Khiêm
bị đánh hội đồng

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
RFA 2015-06-25

Nhóm người dân Dương Nội và các nhà hoạt động tại Hà Nội hôm nay 25 tháng 6 đi đón tù nhân Trịnh Bá Khiêm tại Trại 6, Thanh Chương Nghệ An bị đánh đập ngay tại khu vực cổng trại.

Blogger Nguyễn Tường Thụy, một trong những nhà hoạt động cùng đi trong nhóm và cũng là nạn nhân vụ hành hung trong ngày hôm nay, cho Đài Á Châu Tự do biết vào lúc 5 giờ chiều khi đoàn đang trên đường trở về như sau:

“Nhiều côn đồ đồng hơn dân Dương Nội nhiều, họ mặc thường phục mà chúng tôi nghĩ là công an mặc thường phục hay là côn đồ, vây và rượt đuổi đánh nhiều anh em chúng tôi rất dã man. Nhiều anh em chúng tôi bị thương. Những người đồng hành với anh em Dương Nội bị đánh hầu hết như anh Trương Văn Dũng, tôi và cô Mai Thanh đều bị đánh đau. Hai đứa con của anh Trịnh Bá Khiêm bị đánh nặng; cháu Trịnh Bá Tư máu me be bét, mắt sưng. Họ đánh cả phụ nữ, cực kỳ dã man.”

Gia đình của tù nhân Trịnh Bá Khiêm trong đợt thăm vừa qua được Trại giam cho biết ông này sẽ được trả tự do trước thời hạn một tháng tức vào ngày 25 tháng 6. Do đó thân nhân, người dân Dương Nội và một số nhà hoạt động tại khu vực Hà Nội từ tối ngày 24 tháng 5 đã lên đường để hôm nay đến trại 6 Thanh Chương, Nghệ An để đón ông này về.

Ông Trịnh Bá Khiêm và vợ là bà Cấn Thị Thêu cùng bị bắt trong đợt cưỡng chế đất Dương Nội, quận Hà Đông vào ngày 25 tháng 4 năm ngoái.

Hai ông bà bị kết án tội ‘chống người thi hành công vụ’ và mức án phúc thẩm là 15 tháng tù giam cho mỗi người. Bà Cấn Thị Thêu bị bắt khi đang đứng trên một chòi để quay cảnh lực lượng cưỡng chế đất của người dân.

Bà Cấn Thị Thêu hiện còn thụ án tại trại 5 Yên Định, Thanh Hóa cùng với một số tù nhân lương tâm khác như Tạ Phong Tần, Nguyễn Đặng Minh Mẫn…


ĐẠI HỘI NHÀ VĂN VUI ĐÁO ĐỂ CÁC BÁC Ạ!


ĐẠI HỘI NHÀ VĂN VUI ĐÁO ĐỂ CÁC BÁC Ạ!


ĐẠI HỘI NHÀ VĂN VUI ĐÁO ĐỂ
Ngô Minh

Trần Nhương.net
Thứ năm ngày 25 tháng 6 năm 2015



Mỗi kì Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam đều để lại những kỉ niệm khó quên. Tôi là nhà văn đã dự liên tục nhiều kỳ đại hội Hội Nhà Văn Việt Nam (4, 5, 6, 7,8). Đại hội 9 diễn ra từ ngày 9- 11/7/2015, đã có giấy mời. Như thế tôi đã dự 6 ĐH nhà văn. Nhiều chuyện vui lắm. Đối với tôi, ấn tượng nhất là Đại hội IV họp 6 ngày, từ 26/10 đến ngày 1/11/1989 tại Hội trường Ba Đình. Tôi đã ghi tốc ký đầy một cuốn sổ tay đầy. Dự kiến sẽ viết một cuốn sách, nhưng chưa viết được. Trong Đại hội này các nhà văn đã bàn nhiều chuyện rất nghiêm túc như: không nên có một phương pháp sáng tác duy nhất, tự do sáng tạo, đổi mới văn chương, nghị quyết 05 của Bộ Chính trị về Văn hoá văn nghệ, về việc đổi mới của báo Văn Nghệ , tạp chí Sông Hương. Đại hội bầu trực tiếp Tổng thư ký Hội, quy định một người không giữ chức Tổng thư ký quá hai nhiệm kỳ, thông qua điều lệ mới v.v...Đại hội sôi nổi và căng thẳng giữa 2 phe "cấp tiến" và "bảo thủ" . Nhiều người Hà Nội đến trước Hội trường Ba Đình "biểu tình", chờ các nhà văn nghỉ giải lao để gửi kiến nghị lên trên. Các bác xích lô Hà Nội thấy tôi đi bộ, đeo phù hiệu ĐH là mời ngồi lên xe về nhà khách Chu Văn An không lấy tiền...Nhân Đại hội Nhà văn IX sắp họp, tôi muốn kể những chuyện rất lạ, rất vui mà chỉ có Đại hội Nhà văn mới có.

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015

Vụ án 'giả danh Trung tướng'


Vụ án 'giả danh Trung tướng'



Đã xảy ra nhiều vụ mạo danh quan chức để lừa tiền ở Việt Nam
Bộ Công an Việt Nam kêu gọi người dân cung cấp thông tin về vụ hai người giả danh quan chức quốc phòng và công an để lừa đảo.
Thông báo của công an Việt Nam nói ông Nguyễn Thiên Hưởng đã “đóng vai” Trung tướng thuộc Tổng cục II, Bộ Quốc Phòng, cùng “trợ lý” là Trần Văn Nhất xưng danh Đại tá công an.
Ông Hưởng đã khoe là Cố vấn của Bộ Chính trị, hai lần được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Theo công an Việt Nam, hai người này đã diễn màn kịch tại Hà Tĩnh, Hà Nội, TP HCM, Đồng Nai và một số địa phương để chiếm đoạt tài sản của nhiều người.
Trong một vụ điển hình, tờ An Ninh Thủ Đô nói hai người này báo cho một người tên Long rằng Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh đang cần thanh lý gỗ trái phép đưa từ Lào về Việt Nam.
Ông Long giao 1,2 tỷ đồng với hy vọng mua lại số gỗ này mà không biết bị lừa.
“Trung tướng” và “Đại tá” cũng đến gặp lãnh đạo và doanh nghiệp các địa phương, hứa hẹn giúp “xin” dự án.
Công an Việt Nam nói hai người đã lừa năm nạn nhân với tổng số tiền hơn 6,7 tỷ đồng.
Ông Trần Văn Nhất và Nguyễn Thiên Hưởng hiện đã bị bắt giữ.
Bộ Công an Việt Nam nói những ai biết thông tin về vụ án có thể liên hệ Cục Cảnh sát Hình Sự, Bộ Công an tại Hà Nội.
Tại Việt Nam đã không ít lần xảy ra các vụ giả danh cán bộ nhà nước, con, em cán bộ cấp cao để thực hiện hành vi lừa đảo.
Cuối năm ngoái, hai người, Trần Ngọc Quyết và Phan Ngọc Thực, bị khởi tố về tội làm giấy tờ, con dấu giả của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để lừa gần 100 tỉ đồng.
BBC

Hội chứng Đảng.


Cánh Cò - Hội chứng Đảng.

Đăng bởi Trung Lập on Thứ Năm, ngày 25 tháng 6 năm 2015 | 25.6.15

Nếu ai hỏi Chủ nghĩa xã hội là gì, hoặc anh ta là người ngoại quốc vừa đặt chân xuống Việt Nam hoặc anh ta là một gã điên.


Bởi Chủ nghĩa xã hội không là gì cả, bản chất nó là một câu thần chú đọc thật to để các tín đồ của nó quỳ mọp run sợ, còn gã phù thủy đọc nó cũng không hiểu gì hơn. Vì đã là thần chú thì sự linh thiêng nằm trong ý nguyện của kẻ tin vào nó chứ bản chất một câu thần chú luôn vô nghĩa và chẳng ai rỗi hơi tìm hiều nó là gì.



Người tin vào thần chú thường nghèo túng cùng cực, đam mê thần linh cùng cực và nhất là luôn ước ao có nhiều người tin theo nó như mình tin. Thiếu một trong những yếu tố ấy thì thần chú chỉ là trò chơi trẻ con, dù múa may cách nào cũng chỉ nhận được những tiếng vỗ tay là cùng.

“NHÚN MÌNH” HAY TỰ TRÓI MÌNH?


“NHÚN MÌNH” HAY TỰ TRÓI MÌNH?



Khải Nguyen -phiếm đàm-


Và ... (cái chính là) trói tay người mình?Nhân đọc qua bài của viên “đại tá” nào đó nói với cụ Nguyễn Trọng Vĩnh về “sách lược” mềm dẻo và khôn khéo để đối phó với “ông bạn” khổng lồ phương bắc khó chơi, chợt nhớ lại lời một người mà chắc là không vào loại “chống đối” hay “ăn theo bọn chống đối” ở VN. Trong diễn văn nhận chức Giáo sư danh dự tại trường đại học Y khoa Hà Nội (ngày 13/12/2010), giáo sư Thạch Nguyễn đã “lưu ý” người nghe: “Không phải cứ quị lụy, hạ mình luồn cúi thì người Trung Quốc sẽ ban cho chút tình ‘hữu nghị’ và cơ hội ‘hợp tác’ đâu”.

'Sẽ không ai thay thế được GS-TS Trần Văn Khê'


'Sẽ không ai thay thế được GS-TS Trần Văn Khê'

Đăng bởi Trung Lập on Thứ Năm, ngày 25 tháng 6 năm 2015 | 25.6.15



Giáo sư - Tiến sĩ Trần Văn Khê là thành viên Hội đồng Quốc tế Âm nhạc thuộc UNESCO.


GS-TS. Trần Văn Khê, một cây “đại thụ” trong làng văn hóa Việt Nam, vừa từ trần vào lúc 2:55 ngày 24/6/2015 ở tuổi 94. Với bề dày đồ sộ các công trình nghiên cứu âm nhạc, ông là thành viên danh dự Hội đồng Quốc tế Âm nhạc thuộc UNESCO và là người có công đầu trong việc giới thiệu âm nhạc dân tộc Việt Nam đến với thế giới. Ngoài vốn kiến thức lỗi lạc, GS-TS. Trần Văn Khê còn được giới văn nghệ sĩ Việt Nam kính phục vì những phẩm chất đáng quý của một người làm văn hóa một cách nghiêm túc và tử tế.

Ăn, ăn… lấy cái cục c. gì mà ăn!


Viết Từ Sài Gòn - Ăn, ăn… lấy cái cục c. gì mà ăn!

Đăng bởi Trung Lập on Thứ Năm, ngày 25 tháng 6 năm 2015 | 25.6.15

Từ những ngày đầu năm (Tết Nguyên Đán) đến nay, các phương tiện thông tin trong và ngoài nước xuất hiện khá nhiều hình ảnh đời sống xa hoa, vương giả của những quan chức Việt Nam hiện tại cũng như sự giàu có của gia đình, họ hàng của họ. Và đương nhiên bản thân các quan chức và cựu quan chức này đang sống trên đất Hà Nội, dòng họ, bà con của họ thì sống rải rác khắp nơi từ Bắc chí Nam. Nhưng cách Hà Nội không xa, chưa đầy hai trăm cây số đường bộ và năm chục cây số đường chim bay, có những cuộc đời hết sức khủng khiếp, sự nghèo khổ của họ được xếp vào hàng vĩ đại của thế giới.


Từ Ninh Bình đến Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận… cho đến Tây Nguyên, miền Đông Đất Đỏ, Mũi Cà Mau hay Móng Cái… Đi đâu cũng gặp những cảnh đời nghèo đến mức khó mà tin được!


Đơn cử trong một chuyến đi, tôi đến huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa, đây là huyện trước đây ba năm xếp trong nhóm nghèo nhất nước. Sau ba năm, nhờ sự chiếu cố của Đảng, nhà nước, huyện thoát khỏi cảnh nghèo. Phương tiện thông tin trong nước đều nói vậy. Nhưng khi đến đây, tôi hết sức bất ngờ và buồn cười. Bất ngờ ở chỗ nhà tranh mái lá vừa rất thơ mộng, vừa nghèo lại vừa mát mẻ của người đồng bào Mường, Thái, H.Mong không còn nữa. Thay vào đó là những ngôi nhà xây lúp xúp, lợp tôn, nhìn xa thì giống chuồng heo, lại gần thì giống chuồng lợn.


Hỏi ra mới biết là nhà nước đã hỗ trợ tiền, bắt buộc người nhận hỗ trợ phải xây dựng nhà, xóa bỏ nhà tranh. Như vậy là bút sa gà chết, bà con thi nhau cặm cụi xây nhà. Nhưng vùng này vốn là vùng nghèo thuộc diện chó ăn đá gà ăn muối, cho bao nhiêu thì bà con xây bấy nhiêu, tiền ăn còn không có, lấy đâu mà xây nhà?! Và với khoản tiền mười đến mười lăm triệu cho mỗi mái nhà, khỏi cần tưởng tượng thì cũng biết căn nhà xây lên to cỡ nào rồi.


Nói thì tội, đâm ra xúc phạm đồng bào của mình, nhưng thú thực nếu xây nhà kiểu như vậy, ở nhà tranh tốt hơn nhiều. Bởi vì nhà tranh dù sao cũng mát, không ồn khi mưa rơi và cũng ít lo bị sét đánh. Đằng này, xóa bỏ nhà tranh theo chủ trương của nhà nước (thực chất là để tránh ống kính của những du khách đi qua đường Trường Sơn, bởi trên tuyến đường này, sự phân biệt giàu nghèo nhìn rất rõ, nhà nào xây bề thế, có cổng ngõ, ra dáng biệt thự, dinh thự thì đó là của quan chức, nhà nào xập xệ là của dân), dân phải xây với mức tiền ít ỏi, nhiều người xây dở chừng thì vật liệu xây dựng tăng giá, phải chạy vay chạy mướn trả bằng lúa. Cuối cùng, căn nhà xây xong giống cái chuồng, người thì đeo nợ.


Thử nghĩ, với mức tiền từ mười đến mười lăm triệu đồng (tùy vào số người nhiều hay ít mà dao động từ mười đến mười lăm triệu) để vừa mua gạch, mua ciment, mua tôn để lợp thậm chí phải mua gỗ để làm đòn tay, kèo chứ rừng đã bị cấm, đến cây tre rừng cũng không được đốn hạ thì lấy đâu ra để làm nhà. Và với ngần đó tiền, cái nhà xây được sẽ bằng một phần ba diện tích căn nhà tranh cũ, lợp tôn, ngột ngạt. Trong điều kiện thời tiết mà mùa Đông thì lạnh cắt da cắt thịt, mùa nắng thì ngộp thở, thêm phần gió Lào thì thà ở nhà tranh còn tốt hơn nhiều. Đó là chưa kể đến việc nhiều nhà lâm vào nợ nần triền miên do vay tiền bù khoản chênh lệch vật liệu xây dựng (gọi là tiền phát sinh).


Ghé thăm một gia đình, thấy ông lão người Mường ngồi tiu ngĩu, mắt kèm nhèm, mặt buồn xo, thi thoảng có con ruồi bay vi vu qua mắt ông. Không biết hỏi câu gì, cũng chẳng biết nên bắt đầu từ câu nào bởi vì ông cũng không buồn chào khách, thậm chí có ánh nhìn không mấy thiện cảm. Tôi buột miệng hỏi một câu cho có hỏi: “Cụ ơi, cụ ăn uống gì chưa?”. Vì lúc này đang là 12h trưa nên tôi hy vọng câu hỏi này tạo được gần gũi với ông cụ. Ông ngồi nhìn tôi một hồi rồi trả lời bâng quơ: “Cán bộ hả? Hỏi hay nhỉ! Gạo sạch trong đít nồi, lấy cái cục cứt gì mà ăn!”. Câu nói vừa có chút nóng giận, lại vừa tục tằn một cách rất hồn nhiên của ông khiến tôi thấy thương ông lạ lùng và cũng không tránh khỏi bật cười.


Tôi hỏi tiếp: “Ủa, sao lại… Nhà mình đi đâu hết rồi cụ?”. Ông nhìn lại tôi một lúc, ra chiều thiện cảm: “Đi mót củi rừng cả rồi. Mấy đứa lớn vào Nam làm thuê”. Hỏi chuyện một lúc nữa, tôi được biết ông cụ năm nay chỉ mới 60 tuổi, nhìn bề ngoài thì có vẻ như trên 90. Ông vốn là thợ rừng, giờ thất nghiệp, con cái bỏ đi làm thuê ở miền Nam, ông sống với hai đứa cháu nhỏ. Hiện tại, ông chẳng còn gì để ăn. Hai đứa nhỏ đang đi hái măng rừng và mót củi rừng (chứ không chặt như trước đây vì rửng cũng đã trơ trụi) để bán dưới chợ. Ông bị bệnh mấy tuần rồi nên chỉ ngồi nhà chờ cháu mua gạo về nấu cháo cho ăn, từ sáng tới giờ ông chưa có gì bỏ vào bụng, tối bữa trước thì ăn cháo với măng rừng.


Nghe đến đây, tôi chẳng biết nói gì hơn, lục túi, biếu ông hai trăm ngàn đồng, ông cầm hai trăm ngàn đồng mà giống như người dưới xuôi đang cầm hai trăm triệu vậy, thật khó tả. Tôi đi được một đoạn, nghĩ lại, quyết định giảm bớt cà phê và ăn kiêng một chút, quay lại biếu ông thêm ba trăm ngàn nữa. Ông nhìn tôi tròn xoe mắt và hết cả kèm nhèm. Khi tôi đi ra, ông chắp tay vái lên trời, nói to: “Cầu Trời Phật phù hộ cho cậu, cậu đi đường bình an, mạnh khỏe!”. Lời nguyện cầu cùng âm sắc hết sức lạ lẫm của ông khiến tôi cứ ám ảnh trên đường đi, mà mỗi khi nhớ lại hình ảnh ông chắp tay cầu nguyện cho tôi thì tôi lại ứa nước mắt…


Tôi cũng chẳng thể bàn luận gì thêm về chính sách của nhà nước cũng như đời sống của những người nghèo nữa. Tôi chỉ nghĩ rằng: Với lời cầu nguyện đầy tâm huyết của người đàn ông Mường này, tôi sẽ được bình an. Và nếu thực dụng một chút, những người có nhiều tiền mà sợ nhiều thứ, tốt nhất nên mang tiền đến tặng những người nghèo như ông cụ vừa nói. Sự biết ơn và lời cầu nguyện của họ hướng về người đã giúp họ có khi còn tốt hơn cả triệu lần việc xây chùa, cúng dường, bày trò công đức, đốt vàng mã… Bởi vì nếu lời cầu nguyện của họ không thành sự thật, vô nghĩa chăng nữa thì ít nhất cái công đức cứu đói, giúp nghèo hiện ra kết quả rất rõ, ngay trước mắt, chẳng phải siêu hình và tù mù.


Vì hiện tại, có rất nhiều người nghèo, đồng bào thiểu số miền núi đã đến mùa giáp hạt, họ chẳng có cái cục c. gì để mà ăn đâu! Thưa các quan, các ông các bà, các ngài đạo đức đang ngồi trên ngai vàng, đang sống như các hoàng đế thế kỉ 21 trong bộ vó thanh liêm và mẫu mực ạ!


Viết Từ Sài Gòn


(Blog RFA)

Khảo sát: Người Việt Nam ngả mạnh về Mỹ, quay lưng với Trung Quốc

Tranh châm biếm của Pháp

Khảo sát: Người Việt Nam ngả mạnh về Mỹ, quay lưng với Trung Quốc

Một cuộc khảo sát toàn cầu mới cho thấy người Việt Nam tiếp tục có quan điểm rất tích cực về hình ảnh và vai trò Mỹ trên thế giới, trong khi thái độ tiêu cực về Trung Quốc ít thay đổi và thậm chí xấu đi.


Trung tâm Nghiên cứu Pew hôm thứ Ba công bố báo cáo về cuộc khảo sát quan điểm toàn cầu về Mỹ, Trung Quốc, sự cân bằng quyền lực quốc tế, và một số vấn đề chính yếu ở châu Á. Cuộc khảo sát được thực hiện thông qua 45.435 cuộc phỏng vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại ở 40 quốc gia từ cuối tháng 3 tới cuối tháng 5 năm nay. 1000 người Việt Nam được Pew phỏng vấn trực tiếp.


Thiện cảm với Mỹ

Quyền im lặng: có còn hơn không


VNTB - Quyền im lặng: có còn hơn không

25.6.15

Nguyễn Đăng Quang (VNTB) Kỳ Họp thứ 9 Quốc Hội Khóa XIII đang thảo luận và cho ý kiến về Dự án Luật Tố tụng Hình sự sửa đổi. Tranh luận sôi nổi nhất là về quy định “Quyền im lặng.” Nhiều ý kiến đồng tình, song cũng không ít ý kiến phản đối. Về những ý kiến phản đối, nhiều người rất ngạc nhiên khi thấy có các ý kiến của một số vị ĐBQH “có máu mặt”, phần lớn trong số này là ĐB cấp tướng của ngành Công an.





Đáng nhẽ các ĐBQH này phải là những người nếu không khởi xướng thì chí ít cũng phải là những ĐB đầu tiên giơ tay tán thành điều luật này mới phải! Do vậy đã có nhiều bài viết cả trên báo in cũng như trên báo mạng cho rằng các vị này hoặc là trình độ hạn hẹp yếu kém, hoặc là muốn giành thuận lợi cho ngành mình và đẩy khó khăn, thiệt thòi cho người dân gánh chịu! Thậm chí, hôm 27/5/2015, tại diễn đàn QH có một ĐB tên Đỗ Văn Đương, Tiến sỹ luật, một thành viên của Đoàn ĐBQH Thành phố HCM, ông này không là ĐB thường mà là ĐB chuyên trách, còn là Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc Hội.

Thành ngữ mới: Thành công tốt đẹp


Nguyễn Thông - Thành ngữ mới: Thành công tốt đẹp

Đăng bởi Trung Lập on Thứ Tư, ngày 24 tháng 6 năm 2015 | 24.6.15





Nhà báo Nguyễn Thông

Phàm con người ta cũng như bất cứ tập thể, tổ chức, đơn vị nào, làm điều gì cũng mong được thành công, đạt như mình muốn. Trên cả sự thành công thì gọi là thành công tốt đẹp.


Nói như thế để thấy rằng đó là điều bình thường trong cuộc sống, thuận lòng người chứ chẳng phải trái nghịch gì. Nhưng nhiều khi nhân định không bằng thiên định, ngoài khao khát của con người thì còn có ý trời, có những sức mạnh ngoài quy luật xã hội chi phối hành vi con người. Có cưỡng mấy cũng chỉ vá víu được phần nào cho tấm áo số phận thôi.

GIA ĐÌNH CÁC TỬ TÙ ĐỘI MƯA BIỂU TÌNH KÊU OAN GIỮA THỦ ĐÔ


GIA ĐÌNH CÁC TỬ TÙ ĐỘI MƯA BIỂU TÌNH KÊU OAN GIỮA THỦ ĐÔ






HÌNH ẢNH ĐỘI MƯA KÊU OAN CHO 2 TỬ TÙ.

Đã mấy ngày nay, ngày nào hai gia đình tử tù Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng cùng những người thân đều ra Bờ Hồ trước tượng đài Lý Thái Tổ để kêu oan cho con mình trước bàn dân thiên hạ, trước công luận.

Sáng nay, 24/6 tại Bờ Hồ, trong cơn mưa tầm tã thân nhân gia đình 2 tử tù Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng lại tiếp tục đội mưa kêu tiếng kêu oan ức.

Tiếng kêu oan thấu tận trời cao.
Còn CÔNG LÝ đang ở đâu???

PS: Trong những ngày này Nhóm Cứu Trợ Dân Oan xin thay mặt các nhà hảo tâm chia sẻ với gia đình và người thân của 2 tử tù BỮA CƠM DÂN OAN và chi phí đi lại như tiền vé xe bus, tiền taxi trong trường hợp cần gấp và đặc biệt.









Tin và ảnh: Sông Quê

Thứ Ba, 23 tháng 6, 2015

Các phương thức tra tấn của ĐCSTQ: Trói nạn nhân trong các tư thế hà khắc


Các phương thức tra tấn của ĐCSTQ: Trói nạn nhân trong các tư thế hà khắc

Đăng bởi Trung Lập on Thứ Tư, ngày 24 tháng 6 năm 2015 | 24.6.15



Mô phỏng một hình thức tra tấn: Trói và ép trong tư thế gập người.


Hiện nay ở Trung Quốc, chính sách đàn áp Pháp Luân Công vẫn tiếp tục diễn ra, rất nhiều học viên bị giam giữ bất hợp pháp trong các trại lao động, tại đây họ phải chịu đựng nhiều kiểu hình thức tra tấn khác nhau.


Ông Trịnh Thủ Quân nhớ lại quãng thời gian năm 2006 khi bị giam giữ trong trại lao động Trương Sỹ ở Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh : “Lính canh ép tôi ngồi trên sàn và ấn đầu tôi xuống. Tiếp đó, họ buộc cổ tôi vào cẳng chân, áp sát đến độ mặt và bụng tôi đều chạm đất. Khi đó, tôi nặng gần 90kg, trong tư thế đó, cái bụng bự của tôi như muốn nổ ra.”


“Tay tôi bị trói ra sau lưng, còn thân trên gần như song song với sàn nhà. Với tư thế đó, tôi đã bị đau đớn vô cùng, đến nỗi mồ hôi tôi túa ra ròng ròng. Sau bốn tiếng đồng hồ, họ cởi trói thì quanh người tôi là một vũng nước. Phải đến ba tháng sau, tôi vẫn chưa đi lại được bình thường được vì chân và bàn chân của tôi bị trật khớp.”




 một hình thức tra tấn: Trói người


Không chịu đợng nổi sự tra tấn tàn bạo trong nhà tù, ông Trịnh Thủ Quân đã qua đời vào năm 2009.


Cách Duy Phường, tỉnh Sơn Đông khoảng hơn 1.000km, Trại Lao động Xương Lạc cũng áp dụng hình thức tra tấn tương tự đối với các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ tại đây. Họ bị ép ngồi xuống, tay vòng qua chân. Sau đó, một tấm gỗ được đặt lên lưng để một viên lính canh ngồi đè lên.


Trói nạn nhân trong những tư thế hà khắc bằng dây thừng hay đai là một trong những phương thức tra tấn mà chính quyền sáng chế ra nhằm buộc các học viên từ bỏ niềm tin vào Chân Thiện Nhẫn. Phương thức này được sử dụng kết hợp với các phương thức tra tấn khác để khiến các học viên đau đớn hơn nữa. Những học viên bị trói theo kiểu này thường bị chấn thương nghiêm trọng.


Trói kiểu cuộn người như quả bóng trong thời gian dài


Bà Vương Văn Quân ở tỉnh Liêu Ninh là một trong những học viên Pháp Luân Công phải chịu đựng hình thức tra tấn này tại Trại Lao động Mã Tam Gia. Vào tháng 12 năm 2003, bà bị trói trong tư thế hai chân bắt chéo nhau (thế hoa sen), đầu cúi gập xuống chân, còn tay bị cùm ra sau lưng trong chín giờ đồng hồ. Không lâu sau đó, chân của bà bị sưng lên vì máu không lưu thông được bình thường.




 một hình thức tra tấn: Trói trong tư thế cuộn người như quả bóng


Một số học viên bị trói đến năm ngày liền đã trở thành tàn tật. Có những viên lính canh còn ngồi đè lên học viên nhằm khiến họ bị đau đớn hơn.


Trại Lao động Nữ Nam Mộc Tự ở tỉnh Tứ Xuyên cũng có hình thức tra tấn này.


Trại Lao động Số 1 Quảng Châu còn biến tấu hình thức tra tấn này thành những dạng hà khắc hơn: Nhiều học viên Pháp Luân Công, trong đó có ông Dương Quý Viễn, đã bị trói trong tư thế này và treo lên bằng chiếc móc sắt hàng giờ đồng hồ. Không lâu sau đó, cơ thể họ đã bị tổn thương toàn bộ do trọng lượng cơ thể dồn lên rất ít các khớp và dây chằng. Lính canh còn dùng giẻ rách hoặc tất bẩn nhét vào miệng học viên để ngăn họ hét lên.




 một hình thức tra tấn: Trói trong tư thế cuộn tròn như quả bóng và treo lên chiếc móc sắt




 một hình thức tra tấn: Treo lên chiếc móc sắt móc từ phía lưng.


Trói chân trong tư thế hoa sen và còng tay ra sau lưng


Khi hình thức tra tấn này được sử dụng ở Trại Lao động Mã Tam Gia, một số học viên bị băng miệng lại, một số khác bị bắt phải ngửi những chiếc giày bốc mùi.


Vào tháng 12 năm 2002, bà Vương Phương bị trói chân trong tư thế hoa sen với tay bị còng ra sau lưng trong bốn giờ đồng hồ. Sau đó, bà không còn cử động được chân trái hay tay trái được nữa. Thậm chí đến giờ vẫn còn lại vết sẹo trên da bà do bị cùm tay.




 một hình thức tra tấn: Trói trong tư thế hai chân bắt chéo (tư thế hoa sen) và hai tay bị cùm.






Lính canh ở các trại lao động và nhà tù thường dùng dây thừng thay cho cùm tay khi tiến hành phương thức tra tấn này. Chân của các học viên bị thương tổn chỉ trong một thời gian ngắn. Có những lính canh còn ngồi lên đầu gối các học viên.


Lính canh ở Trung tâm tẩy não Quảng Châu trói chân các học viên trong tư thế hoa sen, vặn tay họ quặt ra sau lưng và chằng bằng dây thừng.




 một hình thức tra tấn: Trói trong tư thế hai chân bắt chéo (tư thế hoa sen) và hai tay quặt ra sau lưng.


Cột vào chiếc thang gấp (kéo dãn dây chằng)


Tại Trại Lao động Đoàn Hà ở Bắc Kinh, một số học viên Pháp Luân Công bị buộc vào chiếc thang gấp từ cổ đến chân, tay bị buộc ra sau lưng, và miệng bị dán băng dính. Ông Ngụy Như Đàm là một trong những học viên phải chịu đựng hình thức tra tấn này từ năm 2000 đến 2001.




 một hình thức tra tấn: Trói vào chiếc thang gấp (trong hình chụp được thay bằng một thanh gỗ)


Trói trong tư thế hoa sen và ép dưới gầm ghế




 một hình thức tra tấn: Trói trong tư thế hoa sen và bị ép dưới gầm ghế.


Cô Cung Thụy Bình phải chịu đựng hình thức tra tấn này khi bị biệt giam tại Nhà tù nữ Bắc Kinh hồi cuối năm 2003. Những tù nhân cùng phòng giam đã trói chân cô trong tư thế hoa sen và kéo đầu cô gập xuống chạm chân. Sau đó, họ dùng ghế ép đè lên cô và ngồi lên ghế.


Khi cô Cung vẫn không chịu từ bỏ niềm tin của mình, những tù nhân cùng phòng giam kéo cô ra và đánh đập cô. Cô bị đầy vết bầm dập trên mặt, kể cả vùng quanh mắt, và người cô nhũn ra tựa như không còn sức sống.


Trói trong tư thế đứng và sốc điện


Lính canh ở Trại Lao động Mã Tam Gia trói các học viên Pháp Luân Công trong tư thế thẳng đứng đến nỗi họ không cúi được đầu. Mỗi khi họ ngủ gật, lính canh sẽ sốc điện vào cổ hoặc quai hàm các học viên bằng dùi cui điện.




 một hình thức tra tấn: Trói quanh người trong tư thế đứng.


Tại Trại Lao động Cưỡng bức Đại Liên, một số học viên Pháp Luân Công bị trói tay và chân. Sau đó toàn thân họ bị bó chặt lại như xác ướp.




 một hình thức tra tấn: Bó quanh thân người như “xác ướp”.


Vân Kiếm, minhhue.net


(Đại Kỷ Nguyên VN)