.
Hội Nghị ASEAN ở Miến Điện
An ninh Biển Đông và khu vực đã trở thành nội dung chính
được mang ra thảo luận tại Hội Nghị ASEAN.
Ngay trong bài diễn văn khai mạc Hội Nghị, Tổng thống Obama
tuyên bố Hoa Kỳ muốn thắt chặt quan hệ với khối Đông Nam Á, trong khuôn khổ
chiến lược xoay trục sang Châu Á.
Ông nhấn mạnh mối quan hệ vững chắc giữa ASEAN với Hoa Kỳ và
bảo đảm Hoa Kỳ sẽ tăng cường quan hệ với khối Đông Nam Á về kinh tế, xã hội, an
ninh và đối phó thiên tai.
Về vấn đề Biển Đông, ông tuyên bố tất cả các quốc gia nên
giải quyết các tranh chấp chủ quyền theo luật quốc tế, không nên có những hành
động vũ lực hoặc de doạ dùng vũ lực để áp đặt chủ quyền.
Ông cũng đã họp riêng với các lãnh đạo ASEAN để bàn về quan
hệ đối tác ASEAN – Hoa Kỳ, để tiếp tục hợp tác với nhau bảo đảm hòa bình, an
ninh và ổn định trong khu vực, nhất là trên Biển Đông.
Còn phía Trung Quốc, Thủ Tướng Lý Khắc Cường cho biết sẵn
sàng trở thành đối tác thương thảo đầu tiên để ký với ASEAN hiệp ước hữu nghị
và hợp tác. Ông Lý đề nghị cho các nước trong khối ASEAN vay khoản tiền $20 tỉ
để phát triển cơ sở hạ tầng, đường sá, bến cảng và đường hỏa xa, cần thiết cho
sự tăng trưởng.
Ông còn cho biết những tranh chấp biển đảo cần được giải
quyết song phương thay vì tập thể hoặc qua một trọng tài đứng trung gian.
Đối Với Việt Nam
Nhìn chung thay đổi chính trị tại Hoa Kỳ là cơ hội và thách
thức cho các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Đảng Cộng hòa sẽ tích cực ủng hộ TPP, ủng hộ tăng cường quân
sự và thắt chặt bang giao với Á châu, ủng hộ nhân quyền và dân chủ, và một
chính sách cứng rắn hơn đối với Trung Quốc. Nó cũng sẽ giúp giảm thiểu tham
vọng bá quyền bành chướng của nhà cầm quyền cộng sản Bắc Kinh.
Riêng đối với Việt Nam, như Nghị sỹ John McCain từng cho
biết Hoa Kỳ sẵn sàng mở cửa hợp tác với Việt Nam nhưng mở đến đâu là tuỳ vào
mức độ cải thiện nhân quyền tại Việt Nam.
Tại Hội Nghị ASEAN ở Miến Điện lần này, Tổng thống Obama cho
biết muốn có cơ hội để thắt chặt hơn nữa quan hệ với Việt Nam trong các lĩnh
vực thương mại, an ninh và nhân quyền. Ông Obama cũng đã gặp riêng ông Nguyễn
Tấn Dũng để thảo luận những vấn đề nói trên.
Nếu được gia nhập TPP Việt Nam sẽ là quốc gia hưởng lợi
nhiều nhất.
Nhưng để được gia nhập ngòai việc cải thiện nhân quyền và
tôn trọng các quyền tự do tín ngưỡng, lập hội và ngôn luận, phía Việt Nam cũng
cần thực thi quyền thành lập nghiệp đòan độc lập, cải thiện hệ thống tư pháp và
cần cải cách để thật sự có thị trường thương mại tự do.
Đương nhiên nhà cầm quyền Việt Nam có thể chọn lựa giữa hai
chiến lược của Hoa Kỳ và của Trung Quốc.
Phần kết xin được lấy lời của Luật sư Trần Lâm, vừa qua đời
hôm 13-11-2014, nhận định về sự chọn lựa:
“…Đi với Trung Quốc thì mất nước, còn Đảng, còn quyền nhưng
lại là đầy tớ, đi với phương Tây thì mất quyền nhưng còn nước, chỉ mất thân
phận tôi đòi.
"Mà đi với phương Tây thì phải dân chủ, dân chủ thì
phải phát động quần chúng, giao quyền cho quần chúng. Một sự lựa chọn khó
khăn…”
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
15-11-2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét