Chủ Nhật, 16 tháng 4, 2017

Đối đầu giữa dân và lực lượng công an: Mất sạch 'niềm tin Đảng'


VNTB - Đối đầu giữa dân và lực lượng công an: Mất sạch 'niềm tin Đảng'
3
công an trị, Kỳ Lâm, news, opposite, VNTB, xã Đồng Lâm
16.4.17


Kỳ Lâm (VNTB) Bắt giữ công an, chiếm giữ cơ sở chính quyền đang trở thành một báo hiệu về sự phản kháng rộng lớn hơn, có tính chất quyết liệt hơn, vượt qua những sự sợ hãi thông thường trong nội tại xã hội Việt Nam như cách mà một Đảng viên xã Đồng Tâm đã cảnh báo: nếu không xử lý ổn thỏa, thì dân sẽ tức nước vỡ bờ.


Tham nhũng chân rết?

Ngày 15/04, một cuộc bạo động giữa người dân xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức – Hà Nội) với chính quyền xã, huyện đã diễn ra mà nguyên nhân ban đầu là do vấn đề thu hồi đất đai bất hợp lý.


Video trưa ngày 16/04 do nhà hoạt động Hoàng Dũng ghi nhận ý kiến/ quan điểm đảng viên huyện Mỹ Đức với hơn 40 - 60 tuổi Đảng cùng 1 vạn dân xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức – Hà Nội) kêu cứu Chính phủ, trong đó vị đảng viên khẳng định đang làm theo quyết sách chống tham nhũng, tham ô ở địa phương. Càng làm càng lớn, dù chin lá đơn gửi đến chính quyền Hà Nội, nhưng biệt vô âm tín.


Sự việc xảy ra khi tố cáo cán bộ xã Đồng Tâm, và huyện Mỹ Đức thông đồng chuyển 59hecta đất nông nghiệp cho Viettel, trong khi chưa có quyết định thu hồi đất đúng trình tự.


Còn chính quyền huyện lại cho rằng đây là đất quốc phòng. Theo ông này, “cán bộ xã đã dám phân chia thành 56 suất, suất nhỏ là 100m2, có hồ sơ thừa kế - chuyển nhượng bán đi khắp nơi, có dấu xác nhận của chính quyền xã”?


Khi người dân đấu tranh, thì chính quyền sử dụng lực lượng công an, hệ thống tuyên truyền để đe dọa, sách nhiễu người dân.


Theo người này, 17/03/2017, công an huyện Mỹ Đức, dung xe oto mang biển số 33A-4268 cán người dân.


“Nạn tham nhũng huyện Mỹ Đức có sự tiếp tay của thành phố Hà Nội, dung tiền để đàn áp, trù dập từ dân thường và đảng viên xã Đồng Tâm,” người này cho biết.


Trong một thông tin khác, theo BBC Vietnamese ghi nhận, một người dân giấu tên đã chia sẻ với đài này về việc khởi kiện 5 năm nhưng không ai đứng ra bênh vực. Đồng thời, khi chính quyền mời người đại diện khởi kiện ra khu vực tranh chấp đo đạc, xác định ranh giới thì lập tức, họ đã tiến hành bắt và đưa lên xe mà không hề có lệnh bắt vào 10 giờ sang ngày 15/04.


Người dân sau đó đã đuổi theo, và bắt chục CSCĐ để giữ lấy tin nhằm trao đổi người. Đồng thời qua một số videoclip được ghi nhận lại thì cho thấy, lực lượng vũ trang đã sử dụng biển số giả (biển số trắng để che đậy xe Công an TP. Hà Nội - C19), cũng nhưng mang hơi cay để “tiếp dân”.


“Tức nước vỡ bờ”


Đây không phải là vụ bạo động đầu tiên liên quan đến đất đai, trước đó tại Tiên Lãng (Hải Phòng) đã có trường hợp người dân sử dụng bình gas để chống lại lực lượng cưỡng chế đất bất hợp lý. Thậm chí, một người dân tên Đặng Ngọc Viết đã xông vào trụ sở UBND thành phố Thái Bình nổ súng bắn người, khiến 5 cán bộ bị trọng thương 1 người tử vong cũng vì mức thu hồi đất giá rẻ mạt, sau đó được đem phân lô bán giá cao. Trước đó nữa, vào năm 2.000, tại Kim Nỗ (huyện Đông Anh) cũng xảy ra một vụ bạo động lớn, và người dân cũng bị dồn đến đường cùng.


Sự việc lần này ở xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức) càng phức tạp hơn khi số dân chống lại sự thu hồi đất lên tới hàng ngàn người, trong đó có lực lượng đảng viên.





Họ đẩy lùi sự tấn ông của Công an khu vực, công an giao thông, cảnh sát cơ động, đồng thời bắt giữ chục CSCĐ để lấy tin, nhưng ở mức độ nào đó, họ vẫn thống nhất “bảo toàn tính mạng” cho những người này.


Facebooker Võ Hồng Ly bày tỏ: Việt Nam ngày bất ổn càng ngày càng leo thang, căng như dây đàn và chỉ chờ dịp nổ tung.


Trong khi đó, Facebooker Phong Cao khẳng định rằng, việc bà con gắn bó với nền văn minh lúa nước từ ngàn đời, giờ bỗng chốc họ cưỡng chế lấy đất họ biết sống vào đâu bù lại trả mấy chục triệu một sào Bắc bộ? Vấn đề bất hợp lý hơn nữa khi số đất bị cưỡng chế với giá rẻ mạt đó được làm dự án xây lên nhà bán mấy cây vàng một mét vuông.





Trở lại vụ việc, đại diện những người phản đối chính sách “cướp” đã lên tiếng tố cáo thẳng là với những sắc phục công an là “cướp”, và họ cảnh báo về việc, nếu cứ bấp chấp sử dụng lực lượng công an để đàn áp, thì sẽ dẫn đến “tức nước vỡ bờ” không còn kiểm soát được. Và khi đó, chính thức trở thành một bạo động cực kỳ lớn giữa dân và chính quyền.


Ăn cướp và bạo động


Trong video ghi nhận cảnh nói chuyện giữa lực lượng công an và người dân, trong đó cho thấy, người dân liên tục sử dụng cụm từ “cướp/ ăn cướp” khi ám chỉ lực lượng mặc sắc phục xanh. Cũng trong một video ghi nhận khác, khi bắt được một CSCĐ trẻ, người dân đã tiếp tục sử dụng từ “cướp” để nói đến lực lượng này. Điều đó cho thấy rằng, trong mắt những người dân bị mất đất, lực lượng công an trở thành một lực lượng “ăn cướp” đúng nghĩa, nó không đơn thuần là ăn cướp đất đai của người dân cho các dự án nhà nước, mà còn sử dụng làm công cụ cướp cho các dự án doanh nghiệp lớn đã được bôi trơn từ phía chính quyền. Nhiệm vụ bảo vệ trật tự trị an đã không còn quá lớn so với nhiệm vụ “trấn áp” mọi yếu tố nổi dậy từ phía người dân, dù rằng, đó chỉ là cách thức biểu đạt khi quyền lợi của người dân bị xâm hại một cách nghiêm trọng từ phía chính quyền. Việc bắt giữ 20 CSCĐ cho thấy sự bất mãn ngay trong lòng của người dân đối với lực lượng này, họ mất niềm tin nghiêm trọng vào cách chính quyền đối thoại sau đó sử dụng lực lượng để đàn áp người dân, họ trở về với cách thức bắt người để đổi người, để được đối thoại.


Vụ bắt giữ lực lượng công an diễn ra sau nhiều vụ bắt giữ khác trên khắp mọi miền Việt Nam, đa phần dính dáng đến vấn đề đất đai – một yếu tố được coi là quyền lợi cốt lõi nhất của người dân, thậm chí là cả vấn đề môi sinh sống (như Formosa). Đó là tâm lý đám đông, là cách thức mà người dân muốn thực thi một công lý, họ nhắm thẳng vào đối tượng công cụ của Đảng, chính quyền, thậm chí là của doanh nghiệp lớn – những đối tượng sẵn sàng sử dụng dùi cui, hơi cay, và các yếu tố bạo lực không khoan nhượng khác đối với người dân. Những công cụ này được liên tục thực hành tính cách bất nhân và hệ thức đàn áp các cuộc biểu tình trong nhiều năm qua, không những thế, còn là những yếu tố giả danh người dân để kích động nhằm lấy cớ đàn áp. Do đó, tần suất xuất hiện và tiên phong trong đàn áp người dân chính là lực lượng công an, trong đó nổi trội là cảnh sát cơ động.


Vấn đề đặt ra ở đây là, nhà nước đã không hiểu rằng, cách thức sử dụng lực lượng công an (công an trị) để dập tắt mọi yếu tố trỗi dậy người dân trong thời điểm này là bất khả kháng. Bởi khác với những năm 2.000 và trước đó, khi mạng xã hội chưa thực sự phát triển, công cụ này kết hợp với tuyên truyền trở thành vũ khí hiệu quả để bịt miệng và dồn người dân vào sự bần cùng hóa. Nhưng ngày hôm nay, mọi thứ đã khác, tính chất mạng xã hội, sự liên kết giữa người dân với nhau đã trở thành đồn lũy để chống lại cái lực lượng mà người dân coi là “quân ăn cướp” thay. Và vì nhà nước không hiểu điều đó, nên lực lượng “công an” đã không còn được người dân coi trọng, thậm chí trong mắt họ nó tồn tại cả sự khinh bỉ. Sự khinh bỉ này, gián tiếp khiến cho uy tín của Đảng (vốn là cha đẻ lực lượng công an) đi xuống mức thấp.


Câu chuyện tại xã Đồng Lâm trong ngày 15/04 cùng với nhiều vụ việc đang diễn biến phức tạp và kéo dài khác với cách thức dân bắt giữ công an, chiếm giữ cơ sở chính quyền đang trở thành một báo hiệu về sự phản kháng rộng lớn hơn, có tính chất quyết liệt hơn, vượt qua những sự sợ hãi thông thường trong nội tại xã hội Việt Nam như cách mà một Đảng viên xã Đồng Tâm đã cảnh báo: nếu không xử lý ổn thỏa, thì dân sẽ tức nước vỡ bờ.


Câu chuyện, dựng nên cơ đồ cũng là dân, mất cơ đồ cũng là do dân trở nên rõ nét hơn đối với ĐCSVN.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét