Thứ Ba, 18 tháng 4, 2017

Di sản trăm ngàn tỷ: Kẻ mù, người gánh


VNTB - Di sản trăm ngàn tỷ: Kẻ mù, người gánh
Reply
Anh Văn, cú đấm thép, di sản, Đinh La Thăng, Huy Đức, news, Nguyễn Tấn Dũng,opposite, VNTB
18.4.17





Anh Văn (VNTB) 12 dự án định mức 63,634 tỷ Việt Nam đồng đang thua lỗ đã được trình lên Bộ Chính trị, nhà báo Huy Đức trong một chia sẻ trên Facebook cá nhân đã cho hay, đây là một phần “di sản” mà ông Nguyễn Tấn Dũng để lại. Cũng theo nhà báo này, đương kim Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng thời điểm đó cũng tham giá 5/12 dự án “ném” 18.395 tỷ, riêng bản thân ông Thăng “chỉ đạo trực tiếp” đã góp phần “ném” 6.300 tỷ.


Kẻ mù


Con số 63,634 tỷ sẽ tiếp tục tăng lên, do 12 dự án này vẫn tiếp tục vận hành và lỗ theo kế hoạch, trong khi đó ông Nguyễn Tấn Dũng đã về vườn làm người tử tế, còn ông Đinh La Thăng đang ngồi ghế cao nhất trong thành ủy Tp. Hồ Chí Minh.





Facebooker Thu Dang trong một bình luận có liên quan đến sự kiện này đã đặt câu hỏi: “không lẽ Bộ Chính trị… mù?”. Bởi theo chị, Bộ Chính trị phải nhờ Thường trực làm báo cáo mới biết đến 12 dự án ngàn tỷ này… đang lỗ.


Việc để tới 12 dự án, là những “cú đấm thép” thua lỗ là một điều tồi tệ, nhưng tồi tê nhất là không nhận ra sự vận hành của quy luật thị trường để xóa sổ nó. Mà thay vào đó tìm cách duy trì, thậm chí là gia tăng tiền ngân sách vào để nó tiếp tục “lỗ theo kế hoạch” nhằm làm đẹp mặt chính trị gia, trong đó có bản thân ông Nguyễn Tấn Dũng. Nguy hiểm hơn nữa, là đưa những người góp phần làm nên thua lỗ thành người có quyền cao, chức trọng hơn trong xã hội. Nên nếu Bộ Chính trị không mù thì nên gọi nó bằng tên gì cho hợp lý đây?


Đáng sợ hơn, tình trạng “mù” thường do cố tình, bên ngoài tô vẽ bởi sự đồng thuận cao và sự đoàn kết cũng như sự lãnh đạo tài tình trong nội bộ Đảng, nhưng thực chất là sự chia chác quyền lực và nguồn tiền trong dự án nhà nước.


Không ai trong Bộ Chính trị không biết về cái giá phải trả cho dự án có nguồn vốn Trung Quốc, không ai không biết về làm thế nào để nguồn tiền đầu tư nhà nước thoát lỗ và có lãi. Vấn đề là, họ không làm, vì họ đã có một phần lợi nhuận sinh ra - ngay trong cái lỗ đó, và trong thể chế hiện nay, họ sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thay vào đó là được sắc phong làm “người tử tế”. Đó là tính đặc quyền, đặc lợi mà họ được hưởng khi ngồi trong cái ghế mang tên Bộ Chính trị.


Lấy ví dụ về Dung Quất – con nợ của Bộ chính trị, vào năm 2010, dù có ý kiến của các chuyên gia nhằm đánh giá lại hiệu quả của dự án thì “chỉ đạo” của Bộ Chính trị và Chính phủ, Tập đoàn dầu khí Quốc gia vẫn theo hướng nghiên cứu phương án mở rộng nhà máy lọc dầu, nâng công suất lên 8-10 triệu tấn/năm, kéo theo đó là việc hình thành tổ hợp hóa dầu nhằm đạt được cái gọi là bảo đảm an ninh năng lượng cho người dân.


Quy trình tăng cường bằng mọi giá và làm mọi cách cho đại dự án Dung Quất tồn tại, cũng tương tự với 11 đại dự án còn lại, chính cái tư tưởng mang tính chủ quan và có phần đi tắt đón đầu về công nghiệp nặng này đã khiến cho khả năng sinh lời của dự án luôn ở mức thấp nhất. Thậm chí, tinh thần “tự lực cao” còn khiến cho Bộ Chính trị bác bỏ sự giảm thiểu về mặt rủi ro, khi không tán đồng cho Petronas (hãng dầu của Malaysia) và Petro Việt Nam cùng phân phối dầu ngay tại thị trường Việt Nam.


Tháng 11/2005, bỏ qua những cảnh báo rủi ro về nhà máy Lọc dầu Dung quất, dự án vẫn được triển khai, thời điểm đó, chính ông Hoàng Trung Hải (nay là Bí thư thành ủy Hà Nội), đương nhiệm Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp đã khẳng định, dự án sinh lợi nội tại 6%, dẫn đến quyết tâm đưa nó vào hoạt động vào năm 2008. Khi Dung Quất chưa thực sự cho thấy khả năng lãi về mặt thực tế, thì với tư duy cú hích, Bộ Chính trị cũng quyết xây dựng thêm nhà máy lọc dầu ở Nghi Sơn, Thanh Hóa - và dự án này – hiện tại cũng đang rơi vào trạng thái... lỗ.


Không dám nhìn thẳng vào sự thật còn tồn tại ngay cả đến ngày hôm nay, khi trên các trang thông tin của các tập đoàn liên quan đến xây dựng dự án khẳng định rằng, nhà máy Lọc dầu Dung Quất vẫn là sự lựa chọn đúng đắn và khoa học [1].


Điều đó cho thấy rằng, bản chất của sự điều hành kinh tế của Bộ Chính trị Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi tư duy “nhanh – mạnh – vững chắc”, vẫn là lối phát triển theo kiểu ăn xổi - ở thì và hành vi che giấu “cái lỗ”.


Nếu áp vào cách làm kinh tế của Đảng trong tiến trình lịch sử, thì có thể nhận ra sự lặp lại vấn đề mang tính duy ý chí hiện nay tương tự như việc quyết tâm cao trong xây dựng công nghiệp nặng, bắt nguồn từ ý chí chung Đại hội III (1960), kéo dài đến hết ĐH V (1982) mới thừa nhận sai lầm của mình – tức mất hơn 20 năm cho một sự thừa nhận sai!!


Người gánh


Khi dự án với quyết tâm chính trị cao ra đời, thì rõ ràng, Bộ Chính trị tính thuận lợi cao hơn rủi ro, và phương án dành cho sự rủi ro là mặc định đánh vào ngân sách nhà nước. Đến thời điểm hiện nay, những người có liên quan đến sự ủng hộ, tán thành hoặc điều hành 12 dự án ngàn tỷ kia hoặc đã về hưu, hoặc đang ngồi ở vị trí cao trong nền chính trị Việt Nam, hoặc bỏ trốn ra nước ngoài khi đã vơ vét đủ. Không một ai gánh chịu trách nhiệm hoặc giải trình một cách minh bạch về trách nhiệm của mình hàng ngàn tỷ đồng bị sài phung phí nêu trên.


Trong khi đó, nguồn tiền thất thoát được “bồi đắp” thông qua hành động đánh vào khí cụ cơ bản nhà nước.


Facebooker Phương Thơ, nổi tiếng với những bình luận xác đáng về mảng kinh tế - tài chính đã thể hiện sự nghi ngờ về việc, Việt Nam mắc nợ quá nhiều (trong đó có sự tham gia của các nắm đấm thép), và việc tăng giá xăng dầu là cách mà “hầu hết các quốc gia gặp khó khăn về kinh tế và nợ nần thì những khí cụ tăng giá có thể vét tiền nhanh nhất là điện, xăng dầu, vì thứ này thì hộ gia đình hay cá nhân nào họ cũng dùng hàng ngày cả nên dễ móc túi được quy mô lớn.”

Với cách thức, thông qua việc tăng thuế bảo vệ môi trường lên 8.000 đồng, nguồn thu từ thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu ước tính đạt gần 110.000 tỷ đồng [1].


Và nhà nước còn chữa cháy một cách thô thiển cách “truy thu thuế” bất hợp lý này bằng luận điểm: Nguy cơ tăng giá xăng dầu do…cạnh tranh [2].


Nó cho thấy bài toán giữa việc gắn trách nhiệm đối với quan chức Việt Nam, bao gồm cả những người nằm trong Bộ Chính trị vẫn là một giấc mơ hời hợt. Và di sản ngàn tỷ, sau khi được các quan chức chia chác và vắt kiệt thì giờ đây, những khoản lỗ hoàn toàn do người dân gánh chịu. Còn mọi đánh giá liên quan đến sự “sai lầm” đều được chữa cháy bằng câu nói: dù đứng đắn nhưng chịu tác động từ ngoại cảnh.


Tất nhiên, ngoại cảnh thì không bao giờ truy cứu được trách nhiệm cá nhân, hay tập thể (Bộ Chính trị) cả!


[1] http://www.psi.vn/PetrolNews/2016/3/11/515554.aspx


[2] http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20170303/nguy-co-tang-gia-xang-dau-docanh-tranh/1273868.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét