Thứ Bảy, 15 tháng 4, 2017
Dân càng đóng thuế, môi trường càng ô nhiễm, 30.000 tỷ tiền Thuế Bảo vệ môi trường đổ đi đâu?
Dân càng đóng thuế, môi trường càng ô nhiễm, 30.000 tỷ tiền Thuế Bảo vệ môi trường đổ đi đâu?
Reply
news, society
15.4.17
Bluevn
Việc Cục Hàng không đề ra ý định quy định áp giá sàn còn chưa kịp làm nguôi lòng dân thì mới đây Bộ Tài chính lại tung đề xuất “tăng thuế xăng dầu” khiến dư luận một lần nữa dậy sóng. Tuy nhiên, trong khi tăng giá vé máy bay người tiêu dùng vẫn có quyền lựa chọn để bỏ tiền túi ra hay không, thì việc xăng tăng đặt người dân vào thế buộc phải chấp nhận. Đáng lưu ý, một nghịch lý đang tiềm ẩn trong đề xuất này, cái được gọi là “Thuế Bảo vệ môi trường thu qua xăng” thực chất là đang “treo đầu dê bán thịt chó”, tức đang tận thu chứ không nhằm bảo vệ môi trường.
Nhắc đến ô nhiễm môi trường, hàng triệu dân Việt nghe thấy đều rùng mình
Mặc dù trong lòng sôi sùng sục vì nỗi lo tăng giá, nhưng rồi người dân cũng phải “gật gù” vì các vị lãnh đạo đề xuất “đúng chuẩn”! Mức giá xăng trên thực tế đã phải cõng nhiều thứ thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường), nhưng Bộ Tài chính lại chọn thuế bảo vệ môi trường để tăng. Nhắc đến ô nhiễm môi trường, hàng triệu dân Việt nghe thấy đều rùng mình: 34 tấn rác thải y tế mỗi ngày, bầu khí quyển tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội có mức benzen và sunfua dioxit đáng báo động, hai thành phố này cũng đứng đầu Châu Á về mức độ ô nhiễm. Việc lựa chọn thuế bảo vệ môi trường tức là các vị lãnh đạo đã gãi đúng chỗ ngứa của người dân, vấn đề nhức nhối mà toàn dân mong muốn được giải quyết. Đặc biệt là khi mức thuế tăng quá cao lên tới 300%, từ 1.000 – 3.000 đồng/lít, lựa chọn thuế bảo vệ môi trường sẽ là cách hợp lý nhất để làm nguôi lòng dân.
Nhưng tại sao trong bao nhiêu mặt hàng, Bộ Tài chính lại quyết định chọn xăng để tăng thuế? Thứ nhất, xăng là mặt hàng thiết yếu vô cùng quan trọng của bất cứ quốc gia nào, đặc biệt là tại Việt Nam. Trong khi các quốc gia công nghệ tiên tiến có thể thay thế bằng năng lượng điện thì Việt Nam lại phụ thuộc hoàn toàn vào xăng, dầu. Thứ hai, xăng là mặt hàng mà dường như người dân ai cũng phải dùng và dùng thường xuyên (đổ 2 – 3 lần một tuần), do đó tiền thuế thu được ổn định và đảm bảo. Thứ ba, áp thuế vào xăng là cách lấy tiền tươi, vừa nhanh vừa trực tiếp. Do đó, lựa chọn tăng thuế áp vào xăng có thể được xem cách thu tiền hiệu quả nhất mà các vị lãnh đạo nghĩ ra, bất chấp việc sẽ gây ra lạm phát và sự cạnh tranh giữa nhiều hàng hóa.
Xăng là mặt hàng thiết yếu vô cùng quan trọng của bất cứ quốc gia nào, đặc biệt là tại Việt Nam
Tuy nhiên, có một nghịch lý đang xảy ra trong vấn đề thu thuế bảo vệ môi trường. Theo số liệu thống kê thì thuế bảo vệ môi trường hiện nay đang ở trong tình trạng: thu 4 đồng, chi 1 đồng. Năm 2012: số thu 11.160 tỷ đồng – số chi 9.000 tỷ đồng; năm 2017: số thu 42.393 tỷ đồng – số chi 12.290 tỷ đồng. Vậy, gần 30.000 tỷ đóng thuế đã đi đâu? Số thuế thu được có thực sự được sử dụng cho mục đích bảo vệ môi trường? Sự thất thoát này là lý do môi trường ngày càng đi xuống như hiện nay? Và người dân có phải đang bị lừa hay không?
Muốn lấy lý do thu tiền từ mồ hôi nước mắt của người dân, ít ra cũng phải minh bạch, rõ ràng khi sử dụng tiền thuế. Khi sự mập mờ này bị vạch trần, Bộ Tài chính mới biện bạch: nhờ điều chỉnh chính sách thu thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng, dầu,… nên khó khăn trong ngân sách nhà nước mới được tháo dỡ. Vậy sao ngay từ đầu Bộ Tài chính không nói là tăng thuế bảo vệ môi trường là để tăng thu cho ngân sách nhà nước mà còn kiếm cớ là nhằm bảo vệ môi trường? Vì sợ nói ra, toàn bộ người dân đều thấy được sự yếu kém trong hệ thống quản lý của các ban ngành?
Thuế bảo vệ môi trường hiện nay đang ở trong tình trạng: thu 4 đồng, chi 1 đồng
Hiện nay, hàng loạt các dự án, công trình của nhà nước mọc lên đang trong tình trạng thua lỗ nặng nề, tổn thất số lượng lớn tài sản Nhà nước. Điển hình như: Nhà máy Lọc dầu Dung Quất ở Quãng Ngãi thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) (lỗ lũy kế 27.600 tỷ), Nhà máy Đạm Ninh Bình thuộc Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) (lỗ lũy kế 1.719 tỷ), dự án nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ thuộc Công ty Cổ phần Hoá dầu và Xơ sợi dầu khí (PVTex) (lỗ lũy kế hợn 3.209 tỷ đồng),… Phải chăng việc thua lỗ này chính là nguyên nhân dẫn tới ngân sách nhà nước thất thoát? Chưa dừng lại ở đó, theo số liệu từ Cục Thuế nhập khẩu (Tổng Cục Hải quan) cho biết, thu ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu xăng dầu năm 2016 đã giảm tới 10.000 tỷ. Ngân sách thì thất thu, lại phải chi tiền để bù lỗ cho việc kinh doanh thua lỗ của doanh nghiệp nhà nước, ngân sách nhà nước gánh không nổi, bèn tìm cách tận thu? Và số tiền bù vào cho việc thất thu, làm ăn bê bết này là từ thuế bảo vệ môi trường? Vậy hóa ra lý do thu Thuế Bảo vệ môi trường chỉ là “đầu dê”, còn tiền thu được không dùng cho việc bảo vệ môi trường mà lại dùng cho việc bù đắp vào ngân sách chính là “thịt chó”? Và tiền mồ hôi nước mắt người dân bỏ ra để mua lấy “môi trường trong lành”, thực chất là được dùng cho việc gánh lỗ của nhà nước?
Phải công nhận, tư duy tầm nhìn của lãnh đạo Việt Nam “cao ngất trời”, nhất là việc tìm cách moi tiền từ người dân. Thực chất, việc tăng thuế không phải là cũ, dường như kết quả chung để giải quyết bài toán về chi tiêu ngân sách của các vị lãnh đạo đều là “tăng giá”, bất chấp đúng sai và có đi ngược định hướng cơ chế thị trường hay không. Nếu cứ đi theo lối mòn tư duy lạc hậu này, thất thoát lại tăng thuế, thì người dân sẽ còn phải gánh nợ cho nhà nước dài dài.
Mộc Đình
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét