Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2017
Chính phủ ông Nguyễn Xuân Phúc đứng trước cáo buộc “tội ác diệt chủng”
VNTB- Chính phủ ông Nguyễn Xuân Phúc đứng trước cáo buộc “tội ác diệt chủng”
1
Chính phủ ông Nguyễn Xuân Phúc đứng trước cáo buộc “tội ác diệt chủng”, news,opposite, Trần Thành, VNTB
8.4.17
Trần Thành
(VNTB) - Đừng để đến lúc nào đó, người dân ngờ vực liệu có khoản trích ‘lợi quả’ trong con số nửa tỉ Mỹ kim để lấy chữ ký của người đứng đầu chính phủ Việt Nam ở việc cho Formosa Hà Tĩnh tiếp tục sản xuất?
“Qua kiểm tra, đánh giá, đến nay, FHS đã khắc phục 52/53 lỗi vi phạm, còn lại một hạng mục từ dập cốc ướt sang dập cốc khô theo lộ trình sẽ hoàn thành vào năm 2019”.
Báo chí đã trích dẫn như vậy từ kết luận của Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra hôm 4-4. Từ nội dung kết luận đó cho thấy đến nay có thể khẳng định là Formosa Hà Tĩnh (FHS) không đủ điều kiện để vận hành lò cao số 1, vì khi vận hành, ống khói của lò cao theo công nghệ dập cốc ướt tiếp tục xả thải ra SO, CO, NO, dyoxit, toàn chất có hại cả. CO2 không đến mức gây ra chết người tức thì, nhưng nó gây ra hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu, nên phải tuân thủ những tiêu chuẩn quốc tế, chứ không chỉ tiêu chuẩn riêng của Việt Nam.
Trong các chất thải từ luyện kim, thì cốc là độc nhất, khí và nước thải ra người ta đều phải thu hồi. Người ta có một bộ phận hóa cốc, tức là các chất hóa học đó, người ta phải làm ra những sản phẩm hóa, phải có một nhà máy đi kèm với nhà máy cốc để xử lý.
Nay, nếu nói “qua kiểm tra, đánh giá, đến nay, FHS đã khắc phục 52/53 lỗi vi phạm, còn lại một hạng mục từ dập cốc ướt sang dập cốc khô theo lộ trình sẽ hoàn thành vào năm 2019”, thì cũng đồng nghĩa chính phủ của ông Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục dung dưỡng Formosa hủy diệt môi trường sống của Việt Nam. Hành vi này có thể coi là tội ác diệt chủng. Còn nếu xem xét từ Bộ Luật Hình sự, thì nay khi Formosa chưa chuyển đổi công nghệ mà ông Nguyễn Xuân Phúc vẫn bút phê cho Formosa Hà Tĩnh vận hành lò cao số 1, ông sẽ đứng trước cáo buộc của Điều 342 "Tội chống loài người".
Điều luật này quy định: “Người nào trong thời bình hay trong chiến tranh mà có hành vi tiêu diệt hàng loạt dân cư của một khu vực, phá hủy nguồn sống, phá hoại cuộc sống văn hóa, tinh thần của một nước, làm đảo lộn nền tảng của một xã hội nhằm phá hoại xã hội đó, cũng như có những hành vi diệt chủng khác hoặc những hành vi diệt sinh, diệt môi trường tự nhiên, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình”.
Còn diệt chủng, được định nghĩa chung theo cách hiểu của quốc tế, đó là “sự phá hủy có chủ ý và có hệ thống, toàn bộ hoặc một phần, của một dân tộc, chủng tộc, tôn giáo, hay quốc gia” (Funk, T. Marcus (2010). Victims' Rights and Advocacy at the International Criminal Court. Oxford, England: Oxford University Press. tr. [1]. ISBN 0199737479.)
Trong 53 điểm sai, điểm quan trọng nhất chưa khắc phục được thì dù 52 cái khác đã khắc phục, thì tình trạng ô nhiễm môi trường do Formosa gây ra vẫn như khi chưa khắc phục, mà còn nguy cơ cao hơn, vì trước đây chỉ chạy thử mà đã gây hại vậy rồi, còn bây giờ cho chạy chính thức, nếu có hồ xử lý chất thải lõng quy mô đến đâu đi nữa, thì lượng chất thải khí từ công nghệ dập cốc ướt vẫn hoàn toàn như cũ. Bởi nếu chỉ cần hồ xử lý chất thải như Formosa đang làm là giải quyết được vấn nạn xả thải hủy diệt môi trường của quá trình tôi cốc ướt, thì các nhà luyện thép khác không phải tốn kém tiền bạc cho đầu tư công nghệ dập cốc khô.
Tưởng cũng nên nhắc lại, ngay từ đầu Formosa đã chủ động phá bỏ cam kết, sử dụng công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm hơn để tìm kiếm lợi nhuận từ việc tiết giảm chi phí xử lý chất thải, thì việc chính phủ ông Nguyễn Xuân Phúc chấp nhận cho Formosa kéo dài thời gian chuyển đổi công nghệ đến năm 2019, coi như đã giúp Formosa tối đa hóa lợi nhuận.
Một câu hỏi khác cũng đặt ra, là phải chăng trong cam kết của cục tiền nửa tỉ Mỹ kim mà Formosa đã trao cho chính phủ của ông Nguyễn Xuân Phúc, có thêm khoản ràng buộc là chấp nhận Formosa giữ nguyên công nghệ dập cốc ướt cho đến năm 2019? Bởi nếu không như vậy thì khó thể giải thích rằng tại sao dù kết luận Formosa sai phạm rành rành, khi cố ý tráo công nghệ cốc khô (chi phí cao, ô nhiễm ít) sang cốc ướt (chi phí thấp, ô nhiễm nhiều) lúc xây dựng nhà máy, song Bộ Tài nguyên Môi trường vẫn đề xuất Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho phép Formosa sử dụng công nghệ cốc ướt này đến hết năm 2019 mới phải thay đổi.
Từ giờ tới lúc đó là 3 năm, sao lại chấp nhận một rủi ro lớn đến như vậy, trong khi kẻ làm sai là Formosa? Sao không yêu cầu Formosa làm đúng cam kết ban đầu mới được vận hành trong khi hoàn toàn có đủ lý lẽ để làm điều đó?
Đừng để đến lúc nào đó, người dân ngờ vực liệu có khoản trích ‘lợi quả’ trong con số nửa tỉ Mỹ kim để lấy chữ ký của người đứng đầu chính phủ Việt Nam ở việc cho Formosa Hà Tĩnh tiếp tục sản xuất?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét