Thứ Năm, 6 tháng 4, 2017

Bà Kim Ngân có vận động thành công EVFTA ở châu Âu?


VNTB- Bà Kim Ngân có vận động thành công EVFTA ở châu Âu?
Reply
Bà Kim Ngân có vận động thành công EVFTA ở châu Âu?, news, opposite, Thiền Lâm,VNTB
7.4.17
Thiền Lâm


(VNTB) - Tổng bí thư Trọng phải làm mọi cách để tìm ra một hiệp định thương mại thay thế cho TPP chết yểu, cũng là cách để ông Trọng có được thành tích mang lợi ích kinh tế về cho đảng và do đó sẽ kéo dài tuổi thọ tổng bí thư của ông.



Hòa thượng Thích Quảng Độ vẫn bị quản thúc tại chùa Thanh Minh Thiền Viện ở Sài Gòn.
Ảnh www.rfa.org


Chủ tịch Quốc hội Việt Nam - bà Nguyễn Thị Kim Ngân - vừa bất chợt trở nên nổi bật khi lãnh nhận trọng trách dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Vương quốc Thụy Điển, Hung-ga-ri và Séc.
Chuyến đi trên, được báo chí nhà nước mô tả theo cách “góp phần đưa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với EU nói chung và 3 nước nói riêng phát triển”, nhưng rốt cuộc đã được chính báo Quân Đội Nhân Dân tiết lộ mục đích: “đặc biệt là thúc đẩy Quốc hội 3 nước ủng hộ việc ký chính thức, phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA)”.
Tại sao giới chóp bu Việt Nam phải cử nhân vật Chủ tịch quốc hội sang tận châu Âu để vận động thông qua EVFTA?
Tính đến nay, đã một năm một quý trôi qua tính từ thời điểm Tháng Mười Hai năm 2015 khi EVFTA được ký kết chính thức, nhưng mọi chuyện vẫn giậm chân tại chỗ mà chưa có động tác triển khai nào tiếp theo. Kinh tế Việt Nam cũng bởi thế vẫn chưa có gì được coi là “hưởng lợi” từ EVFTA.
Vào đầu năm 2017, một lần nữa, việc triển khai EVFTA giữa EU và Việt Nam được đặt ra giữa hai bên. Nhưng vào thời gian này, hoàn cảnh đã khác biệt nhiều so với một năm trước.
Nếu một năm trước, vai trò của EU trong đàm phán thương mại và đối thoại nhân quyền gắn với thương mại với Việt Nam vẫn còn tương đối mờ nhạt trước vị trí đương nhiên của người Mỹ, thì kể từ giữa năm 2016, khi bắt đầu một cuộc “chuyển giao” về vai trò đối thoại và đàm phán nhân quyền đối với Việt Nam từ Mỹ sang EU, vai trò của EU và nghị viện khối này đã dần mạnh lên.
Khác hẳn với quan điểm nhẹ nhàng những năm trước về nhân quyền Việt Nam, từ sau khi bị một số tổ chức nhân quyền quốc tế thẳng thắn phê phán, EU bắt đầu chuyển sang thái độ mạnh mẽ hơn trong việc đòi hỏi chính quyền Việt Nam phải cải thiện nhân quyền. EVFTA chính là một bằng chứng khi hiệp định này lần đầu tiên đã gắn điều kiện Việt Nam phải cải thiện nhân quyền với lộ trình triển khai các điều ước thương mại.
Muốn EVFTA được thông qua, phải có sự thống nhất của quốc hội thuộc 27 nước thành viên. Sự đồng thuận giữa các nước EU lại tương đối cao về vấn đề nhân quyền. Chỉ cần vài nước không thông qua thì EVFTA sẽ bị khựng lại.
Đáng lý ra, trách nhiệm vận động các nước thành viên thông qua EVFTA là của Nghị viện châu Âu. Nhưng hẳn do tình thế đã biến diễn như thể “nước đã đến chân”, giới chóp bu Việt Nam không thể ngồi rung đùi chờ đợi châu Âu thông qua EVFTA như cách người Mỹ đã mang Hiệp định song phương Việt - Mỹ (BTA) đến tận miệng cho Việt Nam 16 năm trước, hay Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đặc cách xét cho Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức này vào năm 2007. Giờ đây, mọi chuyện trở nên khó khăn hơn rất nhiều, đặc biệt sau khi Hiệp định TPP hầu như tan vỡ…
Một cách nào đó, Chủ tịch quốc hội Việt Nam đang làm thay công việc vận động của Nghị viện châu Âu. Cũng có thể hiểu một cách nào đó, Tổng bí thư Trọng phải làm mọi cách để tìm ra một hiệp định thương mại thay thế cho TPP chết yểu, cũng là cách để ông Trọng có được thành tích mang lợi ích kinh tế về cho đảng và do đó sẽ kéo dài tuổi thọ tổng bí thư của ông. Rất có thể đó là lý do chính yếu mà ông Trọng “đẩy” bà Ngân đi châu Âu vận động EVFTA với tư cách “kênh quốc hội”, bất chấp chính thể Việt Nam vẫn hoàn toàn không quan âm và càng không hề tôn trọng nhân quyền theo yêu cầu của EU.
Người châu Âu hẳn không quên một vụ việc chỉ mới xảy ra gần đây: vào tháng 2/2017, một phái đoàn của Tiểu ban nhân quyền thuộc Nghị viện châu Âu đến Việt Nam để giám sát về nhân quyền, nhằm tham mưu cho Nghị viện châu Âu trước khi quyết định có thông qua hay không EVFTA (hiêp định thương mại tự do EU - Việt Nam). Song toàn bộ những yêu cầu của phái đoàn này về được gặp gỡ Hòa thượng Thích Quảng Độ (đang bị quản thúc tại chùa Thanh Minh Thiền Viện ở Sài Gòn), một số tù nhân lương tâm đang bị giam cầm… đã không được nhà cầm quyền Việt Nam thỏa mãn. Thay vào đó, phái đoàn này chỉ được gặp những cơ quan mà chính quyền Việt Nam muốn cho gặp như Bộ Ngoại giao, Bộ Công an…

Sau chuyến đi Việt Nam của phái đoàn Tiểu ban nhân quyền của EU, nhiều quan chức của phái đoàn này đã thể hiện tâm trạng giận dữ trước việc chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục làm càn và vi phạm nhân quyền. Chắc chắn báo cáo của phái đoàn này cho EU sẽ không nương nhẹ, để cùng với một văn bản lên án vi phạm nhân quyền ở Việt Nam được EU tung ra vào giữa năm 2016 với lời lẽ nặng nề chưa từng thấy, nhiều khả năng Nghị viện EU sẽ “làm khó” chính quyền Việt Nam trong việc thông qua và ngay cả việc triển khai EVFTA nếu hiệp định này có được thông qua.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét