Thứ Tư, 19 tháng 4, 2017
Đất, và đất quốc phòng
Nguyễn Thông - Đất, và đất quốc phòng
Đăng bởi Elvis Ất on Thursday, April 20, 2017 | 20.4.17
Nhà báo Nguyễn Thông
Từ vụ đất xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức) thấy nảy ra những khía cạnh khác:
Năm 1980, nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của dân định làm sân bay, nhưng sân bay không làm thì phải trả lại cho nông dân chứ, có nhẽ đâu chỉ cần một cái quyết định là mãi mãi bị tước đoạt.
Năm 1980, khi đó đất đai do HTX nông nghiệp trực tiếp quản lý (thực ra nó là đất ruộng cá thể được dân góp vào hợp tác) nên khi nhà nước thu hồi, HTX cống nộp cho nhà nước lớn, nông dân không được đền bù một xu nào. Nay sân bay thì không làm, hợp tác không còn nữa, đúng ra phải trả lại đất cho dân.
Rất nhiều đất đai được gắn mác quốc phòng nhưng thực tế đó là thứ lợi ích mà quân đội khư khư giành lấy, một dạng quy hoạch treo khủng, cứ xí phần đó đã, sau này làm gì trên đất thì bảo rằng cho nhiệm vụ quốc phòng.
Chưa có nhà báo nào lưu ý rằng cái quy hoạch sân bay Miếu Môn không chỉ nằm trên đất xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức) mà còn nằm ở 3 xã nữa thuộc huyện Chương Mỹ. Sao không tìm hiểu "đất quốc phòng" ở huyện Chương Mỹ nay ra sao rồi.
Khi tỉnh Hà Tây còn tồn tại, đất đai không bị cuốn vào cơn lốc đô thị hóa. Nhưng nó thành thứ mồi ngon bị xâu xé sau khi tỉnh nhập vào Hà Nội, mở rộng thủ đô. Giá trị đất đai tăng vọt, bọn kinh doanh địa ốc thâu tóm, nông dân bị cướp đất, mất đất canh tác, bị đền bù với giá rẻ mạt, dẫn đến nhiều xung đột. Những kẻ ký án tử hình tỉnh Hà Tây phải chịu trách nhiệm chính trong bi kịch xã hội này.
Quân đội nhìn chung là tốt, nhưng có những bộ phận không nhỏ trong quân đội được hưởng quá nhiều bổng lộc, quyền lợi. Hầu hết nhà đất doanh trại, biệt thự sĩ quan của quân đội Sài Gòn sau năm 1975 thành đất quốc phòng, sau đó chuyển thành tài sản của tướng lĩnh, sĩ quan. Những khu đất ở đường 3 Tháng 2 quận 10, đất mênh mông trên đường Phan Văn Trị quận Gò Vấp, đường Hồ Văn Huê hoặc Đào Duy Anh quận Phú Nhuận... chẳng hạn, thử hỏi có mấy người lính chen được vào. "Tiến về Sài Gòn, ta chiếm nhà mặt tiền. Tiến về Sài Gòn, ta chiếm nhà thật to", người ta hát vậy.
Thời nào cũng vậy, nước sông công lính, góp thây trăm họ nên công vài người, xẻng cuốc từ dưới lên, đường sữa từ trên xuống, chả trong sáng đạo đức gì.
Nguyễn Thông (đã ký)
(FB Nguyễn Thông)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét