Thứ Hai, 23 tháng 3, 2015

Đả phá kẻ nói thật, tung hô kẻ giả dói


VNTB - Đả phá kẻ nói thật, tung hô kẻ giả dối

Hiền Nghi (VNTB) - Ai là người gây xôn xao dư luận về mặt phát ngôn của mình trong những năm gần đây? Đó hẳn là ông Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội – Phan Đăng Long và ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.






Xã hội Việt Nam bây giờ dễ lung lay và dẫn dắt. Đó không phải là nhận định thiếu cơ sở, khi nhiều người trong chúng ta dễ dàng đả phá kẻ nói thật và tung hô kẻ nói dối.

Giọng lưỡi tuyên giáo

Về ông Phó trưởng ban Tuyên giáo thì gần đây nhất, ông có hai phát ngôn liên quan đến 2 vụ việc:

Một là ông cho rằng, “Cướp” lộc ở lễ hội Đền Gióng là cướp có văn hóa!

Hai là, ông cho rằng, việc chặt cây là của chính quyền, không cần hỏi ý dân!

Chỉ riêng hai câu này đã gây sóng dư luận trong và nhà nước. Nhưng khổ thay, giá như người ta đặt hết câu đó vào trong câu phát biểu của ông, hoặc toàn cảnh chính trị, xã hội Việt Nam thì sẽ không phản ứng nhiều đến thế.

Lễ hội Gióng (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) có tục cướp lộc thánh, cướp giò hoa tre và người xưa quan niệm ai cướp được sẽ gặp may mắn cả năm. Vậy khi lễ cướp đi quá đà (đã được miêu tả, khai thác trên báo chí), thì việc ông (Phan Đăng Long) cho rằng nên hình thành sự văn hóa trong cướp lộc thì đúng quá đi chứ. Nếu ai cũng nhận thức có văn hóa hơn chút, thì họ sẽ tạm giành lộc theo kiểu vui xuân đầu năm, chứ không phải một mất – một còn đầy chất bạo lực như hiện tại, có thể bắt đầu từ khâu tổ chức chọn người giả cướp lộc để đem may mắn cho làng, khống chế số người tham gia cướp lộc chẳng hạn. Và nếu như không ai nhận thức được điều đó, thì có thể đi đến việc dẹp ngay lễ tục đó.

Thứ hai, việc chặt cây là của chính quyền, thì theo Đảng cử dân bầu, đáng ra các vị cử tri mà dân Hà Nội bầu lên phải có trách nhiệm phản ánh ý kiến người dân, chứ không phải chờ dân có ý kiến. Nếu thế thì cử tri hay ĐBQH Hà Nội nào phải đại diện cho dân, hay đúng hơn là cho ý chí của dân. Vì bản chất của cái HĐND TP. Hà Nội cũng là cái hội đồng của những cử tri Hà Nội bầu lên, bản thân “Đại biểu Hội đồng nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu ra mình, chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri với Hội đồng nhân dân và cơ quan nhà nước hữu quan ở địa phương”, do đó, nếu “động đến cái gì đi hỏi dân thì bầu ra chính quyền làm gì...”.

Do đó, việc chặt hạ cây xanh Hà Nội cũng là một câu hỏi để ngỏ về vai trò của các vị đại biểu của dân trong ý chí, nguyện vọng người dân. Có thực sự đại diện cho dân, có thực sự sâu sát trong dân để nắm bắt nguyện vọng, tâm tư của người dân hay chưa!?

Châm ngôn trường đảng

Ông Tổng Bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng cũng vậy, ông có cái thật thà, chất phác của ông về quan điểm đối với thể chế chính trị, đảng phái.

Ông nói về việc chung chi, bôi trơn như là bản chất không thể thiếu của xã hội hiện thời, “… Cái gì cũng phải tiền, không tiền không trôi, như ngứa ghẻ phải gãi rất khó chịu.”

Đứng trên cương vị cao nhất của Đảng, ông tỏ ra ngờ vực về cái gọi là Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam khi tự nhận rằng, “... Đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.

Hay ông thẳng thắn chia sẻ về bản chất thực sự của bản Hiến Pháp do chính Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành là của toàn đảng thay vì toàn dân như hệ thống tuyên truyền từng rao giảng: “Quốc hội là thể chế tuyên bố Hiến Pháp đứng sau cương lĩnh của đảng”, “Quốc hội là thể chế hóa các nghị quyết và quyết định của Trung ương và Bộ Chính trị, tôi phải nói thật như thế.”

Họ đều nói thật đấy chứ!

Ông Tổng bí thư, và ông Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đều nói thật. Họ đâu có nói dối đâu, vì sự thật nên hay mất lòng, thành ra nhiều người phản ứng lại.

Trong khi đó, có những vị lãnh đạo đứng trên bục rao giảng về đạo đức Hồ Chí Minh cho cấp dưới nhưng sau té ngửa vì người đó không có lấy một chút đạo đức nào cả, có kẻ lại nói về chống tham nhũng nhưng sau đó lại phát hiện ra còn tham ô nhiều hơn thế, có kẻ nói về dân chủ, về các luật hóa dân chủ, nhưng cuối cùng lại kỳ kèo, trì hoãn và lật lọng.

Thế những, những kẻ nói dối ấy lại từng được nhiều người tung hô, khen ngợi, thậm chí là kỳ vọng, trong khi những người nói thật lại bị “dìm hàng” một cách thê thảm.

Hóa ra, dân ta, ở trong lẫn ngoài nước vẫn thích được nghe những lời nịnh tai hơn là sự khai báo thật thà, trong khi sự thật dù có chua chát thì nó đáng quý gấp vạn lần so với sự dối trá nhằm mị dân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét